Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Sinh nhật buồn vui


Hôm nay bóng đã xế chiều

Mắt mờ, chân chậm, cô liêu sống mòn

Ngoảnh nhìn dĩ vãng vàng son

Một thời xanh, một nước non, một mình
Chẳng ân hận, chẳng phiêu linh
Kiếp người dâu bể, một mình mình hay
Ra đi trắng một đôi tay
Thân tàn như đóm, hao gầy tóc sương
Bao năm thân gái dặm trường
Tiếng đời để lại, yêu thương có ngần
Chẳng xe ngựa, chẳng hồng quần
Thanh thiên hoa lá, tuổi gần sáu mươi.
Sinh nhật, buồn hay vui?

Một người bạn rất gần gũi / từ những ngày đầu mới quen anh, NC đã mến mộ, 26 năm rồi/ họa lại bài thơ của NC. Xin post lên để bạn bè cùng đọc.

Nào đâu bóng đã xế chiều 
Thanh xuân một thuở phiêu diêu đường mòn
 Chẳng vàng thì cũng hồng son
 Một tay xây dựng nên “non nước” mình
 Đời như ánh điện lung linh 
Vượt qua dâu bể một mình thật hay 
Đời vui sạch đẹp đôi tay 
Sá chi dông bão hao gầy tóc sương 
Dẫu rằng thân gái đặm trường 
Tiếng thơm để lại, người thương vô ngần 
Lánh xa xe ngựa hồng quần
 Thiên nhiên là bạn nào cần mấy mươi
 Ngày sinh xin hãy thêm vui.


  1. Em ơi , so với chị thì em còn QUÁ TRẺ, cuộc đời vẫn tươi như hoa hồng Bungari, sao làm bài thơ thế nhỉ ? Chúc em lúc nào cũng vui tươi như hoa hồng xứ sở nơi em ở. vui như cảnh vườn mơ ước của em. Bỏ hết những gì không hay lại quá khứ cho nhẹ lòng, em nhé. Chúc thứ 7, chủ nhật vui vẻ ! Chào!
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Dạ, em cám ơn chị đã ghé thăm và động viên. Em cũng chúc chị kì nghỉ cuối tuần vui nhé.
      Xóa

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Những công dụng của quả Phúc Bồn Tử



                                   

                                   Thu hoạch Phúc Bồn Tử chuẩn bị làm mứt 


Blackcurrant (Ribes nigrum)- Phúc bồn tử là một bụi cây ăn quả có đủ 3 màu : Đỏ, đen và vàng. Quả PBT đen còn được gọi là nho Pháp đen.
PBT có giá trị sinh học cao , là một trong các loại trái cây được đánh giá cao trên thị trường thế giới . PBT chứa hàm lượng đường, axit hữu cơ, chất pectic, tinh dầu, đây là một trong những loại quả  giàu vitamin C, beta  và cũng như các vitamin khác.
Quả PBT dùng ăn tươi , lá cũng được dùng làm trà vì chúng cũng chứa một lượng lớn vitamin C và các thành phần có giá trị khác. Sấy khô, chúng được sử dụng như chè, trong đó có đặc tính chữa bệnh. Không giống như dâu tây, mâm xôi và blackberry- PBT chín gần như đồng thời cùng 1 lúc và cho phép thu hoạch để chế biến  thành mứt, Siro hoặc sấy khô.PBT  mọc tốt nhất trong  điều kiện khí hậu mát mẻ và ẩm ướt, vì vậy nó có thể được phát triển ở vùng  phía bắc , điều kiện thích hợp trong khu vực đồi núi, đủ độ ẩm. Hệ thống rễ phân nhánh, chiều sâu đến 10 - 50 cm , thích hợp ở những nơi có lượng mưa 700-750 mm mỗi năm. Ánh sáng không đòi hỏi nhiều, có thể mọc dưới các tán cây lớn . Đất thấm, giàu mùn, trung lập , hơi chua.  PBT chịu được đến  âm 30-32 độ C và trong giai đoạn ra hoa - 5 độ C. Không chịu được nhiệt độ nóng,  hạn hán. PBT bắt đầu cho quả từ năm thứ hai sau khi trồng và chăm sóc thích hợp có thể kéo dài đến 15-20 năm. Một mẫu thu được từ 500kg đến 800 kg quả, quả chín  sau 60-70 ngày sau khi ra hoa, thu hoạch quả trong nhiều trường hợp vào cuối tháng sáu đến giữa tháng bảy.
Phúc bồn tử còn gọi là điền bào, ông nữu, sinh nãi mẫu; là thuốc y học cổ truyền có tác dụng bình bổ can thận thường gặp, được Danh y biệt lục xếp vào hạng thượng phẩm.

Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh phúc bồn tử có tác dụng sau:

Nghiên cứu của Đức đã phát hiện trong phúc bồn tử có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa, loại chất này khi vào cơ thể tập trung nhiều nhất ở màng võng mạc của nhãn cầu có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực rất tốt. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng như thực nghiệm đã chứng minh thuốc có tác dụng rõ rệt trong điều trị một số bệnh về mắt ở người già, ví dụ bệnh do thoái hóa điểm vàng / Bổ can, minh mục./
Nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện phúc bồn tử có tác dụng kiện não ích trí, tăng khả năng tư duy một cách vượt trội. Nghiên cứu cho rằng chất chống ôxy hóa trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não từ đó có tác dụng kiện não ích trí.
Thẩm mỹ, làm đẹp da mặt: Flavonoid có trong phúc bồn tử ngoài tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng... còn có tác dụng tốt trong việc bảo vệ và làm đẹp da. Loại vật chất này có tác dụng tuần hoàn huyết dịch da, tăng độ đàn hồi vi mạch máu ở da, thúc đẩy nhanh sự tái tạo các tế bào da mới, từ đó phát huy tác dụng bảo vệ da và làm đẹp da.
Phòng và điều trị ung thư: Các chất tự do trong cơ thể làm tổn thương các tổ chức tế bào, thay đổi kết cấu phân tử DNA từ đó phát sinh ra bệnh ung thư. Trong phúc bồn tử có chứa một loại thành phần cực kỳ có lợi cho sức khỏe là anthocyanin, chất này có tác dụng thanh trừ các gốc tự do phòng chữa bệnh ung thư phát sinh. Do đó phúc bồn tử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng chữa bệnh ung thư.
Tráng dương, cường dương: Nghiên cứu của Mỹ chứng minh trong phúc bồn tử có chứa các loại thành phần hoạt tính có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, nâng cao thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu cương trở lại. Do đó phúc bồn tử có tác dụng tốt trong phòng chữa những trường hợp liệt dương do chức năng bị trở ngại hoặc suy giảm ham muốn...
Phúc bồn tử vị ngọt chua, tính hơi ấm, tính năng trung hòa, quy kinh can thận, tác dụng thu liễm chỉ huyết, bổ can ích thận, trợ dương, cố niệu. Lâm sàng dùng trong thận hư di niệu, đi tiểu nhiều lần, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh hoạt tinh, nữ tinh huyết thiếu.
Chống lão hóa: Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh trong phúc bồn tử có chứa nhiều loại chất khoáng ôxy hóa, điều chỉnh miễn dịch và nhiều thành phần có tác dụng điều chỉnh vật chất chuyển hóa. Nghiên cứu gần đây chọn lựa từ 100 bài thuốc cổ phương có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ kết hợp thông qua nghiên cứu thực nghiệm kết quả cho thấy phúc bồn tử là 1 trong 7 vị thuốc có tác dụng nổi rõ nhất. Nghiên cứu khác trên chuột cũng chứng minh phúc bồn tử có tác dụng cải thiện năng lực trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa.
Điều tiết tác dụng của hệ thống sinh dục: Phúc bồn tử có tác dụng tăng cường chức năng của trục tuyến hạ khâu não – tuyến yên, do đó có tác dụng làm chậm quá trình suy thoái, tăng tuổi thọ. Có tác dụng rõ rệt làm tăng, hay đổi hàm lượng hormon trong huyết dịch, có tác dụng thúc đẩy chức năng của hoàng thể, cải thiện lưu lượng huyết đến tử cung, thúc đẩy tăng sinh nội mạc.
Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh thành phần đa đường trong phúc bồn tử có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa tế bào lâm ba.
Lịch sử ứng dụng trong lâm sàng điều trị của phúc bồn tử có từ rất lâu đời, thực tế điều trị trên lâm sàng cũng như thực nghiệm đều chứng minh nó có 3 tác dụng lớn là bổ can thận, ích tinh khí, cố niệu, là loại thuốc bổ rất tốt.
Một số phương thuốc kinh nghiệm có tác dụng ích tinh, bổ thận
Phương 1: Hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, thêm gia vị vừa đủ (hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng). Trước tiên, bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc cho thịt dê, hải sâm (đã rửa sạch) và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, bắc ra thêm gia vị vừa đủ là có thể dùng được. Tác dụng: bổ thận ích khí, ôn dương điều trị chứng liệt dương, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Phương 2: Chim sẻ 5 con, thỏ ty tử 30 – 45g, phúc bồn tử 10 – 15g, câu kỷ tử 20 – 30g, gạo 100g, thêm hành, gừng, gia vị vừa đủ, nấu cháo ngày 2 lần, ăn lúc nóng, 3 - 5 ngày một liệu trình, tốt nhất nên ăn vào mùa đông. Tác dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối. Phù hợp cho các trường hợp thận khí không đủ dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, hoa mắt váng đầu, ù tai, di niệu, tiểu nhiều, phụ nữ khí hư nhiều...
Phương 3: Bá kích thiên, phúc bồn tử, thỏ ty tử mỗi thứ 15g cho vào ngâm trong 250g rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được. Tác dụng: điều trị các chứng do thận hư gây ra di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau...
Phương 4: Nữ trinh tử, phúc bồn tử, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ 150g, ngâm trong 1.500ml rượu gạo, bọc kín để trong tủ lạnh sau 3 tuần có thể dùng được. Mỗi tối trước khi ngủ uống 1 cốc nhỏ, dùng cho phụ nữ âm đạo khô, khả năng sinh dục suy giảm.


Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Quả phúc bồn tử và quả mâm xôi

Có một thời, cứ nghe thấy ba chữ: Phúc bồn tử, tôi lại thấy hiện lên hình ảnh anh chàng trọc phú người Nga, vì say mê thứ quả này mà bỏ thành thị về thôn quê, sống cuộc đời chật hẹp với những người nông dân trong chuyện ngắn củaTsekhop.Rồi qua tiểu thuyết của Đại văn hào Nga Lep Tolstoi, các chuyện ngắn của Puskin hay Lermantov, hình ảnh khóm cây Phúc bồn tử với tôi vừa gần gũi như  khóm hoa hồng hay hoa cúc, cho dù chẳng một lần được nhìn thấy tận mắt, được sờ tay vào nhón những quả đỏ mọng, chua chua ngọt ngọt như các nhà văn Nga mô tả, vừa xa vời vợi như hình ảnh nước Nga ngày ấy. Chính vì thế, bây giờ, khi đã có một khu vườn riêng của mình ở xứ sở mà thiên nhiên ban tặng các loại cây xứ mình chẳng có, tôi đột nhiên nghĩ đến việc trồng những khóm phúc bồn tử. Khởi đầu, tôi muốn biết chính xác loại cây này như thế nào, màu sắc hoa, quả, mùa nào trồng, mùa nào thu hoạch, tác dụng của loại quả này ra sao??? Thế là một cuộc tìm kiếm bắt đầu.

 

Khóm Phúc bồn tử đỏ đã được 3 tuổi


Phúc bồn tử đen 2 tuổi

Quả Ribes- Groseillier-Cмородина-Kacic- Phúc bồn tử- vườn nhà năm 2012

Thất vọng đầu tiên của tôi là việc định nghĩa loại cây / quả / này hoàn toàn trái ngược nhau trong tiếng Việt. Trên Wikipedia, hình ảnh quả Phúc bồn tử lúc thì được mô tả như quả dâu rừng, màu đỏ chót, mọng chín ngon lành, đa số mọi người gọi nó là Phúc bồn tử hay Quả mâm xôi. Nhưng cũng trên trang này, có người lại đưa hình ảnh nó giống như quả anh đào, tròn, chín đỏ, chẳng hề giống thứ quả dâu rừng trên kia chút nào, và họ cũng gọi nó là Phúc bồn tử. Tra các loại từ điển khác nhau, thì thấy: Tiếng Anh, quả giống như quả dâu rừng, có tên gọi là Raspberry hay Rubus idaeus, theo tiếng Nga, đó chính là quả Malina, một loại dâu rừng được trồng tại nhà lâu ngày, hình dáng giống như mô tả chính là quả Mâm xôi theo tiếng Việt. Tra từ điển Anh-Pháp, thì được thấy Raspberry được gọi theo tiếng Pháp là quả Framboise, cũng chính là quả Malina trong tiếng Nga và tiếng Bul./ theo từ điển Pháp-Nga/ . 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/00/Himbeeren_marco_finke.jpg 

Còn trong tiếng Việt? Theo từ điển Việt –Anh  của Bùi Phụng xuất bản năm 1995 và Anh- Việt của Viện ngôn ngữ-UBKHXHVN xuất bản năm 1990, thì quả Phúc bồn tử trong tiếng Anh gọi là quả Ribes, chứ không phải là quả Raspberry.Theo tiếng Nga thì Ribes chính là quả  Cмородина, tiếng Bul là Kacic, hình dáng giống như quả anh đào mà các tác giả đã đưa hình ảnh trong các báo chí khi viết về quả Phúc bồn tử. Như vậy, sự nhầm lẫn bắt đầu từ đâu để mọi người không phân biệt được hai loại quả này với bản chất và hình thức rất khác nhau lại được gọi cùng một tên là Phúc bồn tử? Hãy đi từ đầu để ta hình dung ra thứ quả hiếm hoi có ở xứ nhiệt đới như Việt nam, mà bao nhiêu các thầy thuốc bác sỹ Đông y viết về nó như một loại quả chữa bách bệnh, kể cả bệnh ung thư.

Thứ nhất:

Từ “ Phúc bồn tử” chắc chắn bắt nguồn từ tiếng Trung quốc, vì loại quả có tên như vậy là một vị thuốc Bắc

Thứ hai:

Các nhà ngôn ngữ học dựa trên các loại từ điển khác nhau để soạn thảo sang tiếng Việt. Theo từ điển Pháp Việt / online/ thì Framboise vừa được gọi là Phúc bồn tử, vừa là quả ngấy dâu.?, còn ngược lại Việt Pháp thì Phúc bồn tử lại là Groseillier mà  không phải là Framboise .  Theo từ điển Anh-Pháp, quả Ribes được gọi là quả Groseillier, dịch ra tiếng Việt là quả Phúc bồn tử /trong tiếng Nga là Cмородина, tiếng Bul là Kasis/.  Nói tóm lại, theo tôi, chính vì ngày xưa các cụ không được mắt thấy tay cầm nên dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước kia chỉ theo sách, tam sao thất bản, vậy nên, từ quả Lí chua / hay quả Phúc bồn tử- Ribes- Groseillier biến thành quả mâm xôi - Raspberry- Framboise. Nguyên nhân của nó chắc chắn bắt đầu từ tiếng Trung quốc, qua tiếng Pháp, sang tiếng Việt, từ thời mà dân mình chỉ biết có mấy thứ tiếng đó nên truyền nhau gọi. Mãi sau này, khi đã hoàn chỉnh các bộ từ điển Anh-Việt, Việt- Anh, Pháp- Việt, Việt Pháp… người ta ngại sửa đổi hoặc không để ý nên cứ tiếp tục gọi quả phúc bồn tử / hay quả lí chua/ là quả mâm xôi /dâu rừng/.

 

                                

 Quả Raspberry- Framboise- Malina- Mâm xôi- vừa hái ngoài vườn vào đây


P/S: Tôi có đủ hai loại cây quả này trong vườn nên mong các bạn tin những điều tôi nói trên là đúng. Bài viết này đăng từ năm 2010 trên 360plus, nay post lại do yêu cầu một bạn trên "Vườn hoa ba miền".

 


 

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Đề tài muôn thuở

Bài này mình viết đã lâu và đã đăng trên  360plus.yahoo.com, nay đăng lại mời bà con đọc

Đó là đề tài về đàn ông, đàn bà, tình yêu, hôn nhân, sex,li hôn, ngoại tình… Có không biết bao nhiêu tiểu thuyết, phim ảnh, thơ… về những đề tài này, và cũng nhiều nhà văn đã mòn bút để viết các chuyện tình đẫm nước mắt, nhưng hỉ nộ ái ố trong cuộc đời mà tựu chung có thể đưa về chủ đề: Tình yêu và thù hận, hay đúng hơn, chính là những đề tài về quan hệ nam nữ dưới mọi góc độ và trong mọi hoàn cảnh.
Luận về đàn bà
Ngày xưa, Sơn Tinh- Thủy Tinh trổ mọi tài năng, bắt thiên nhiên phục tùng, người dâng nước làm ngập lụt khắp nơi, kẻ dâng núi cao lên mãi để làm đẹp lòng vua cha, cốt lõi cũng chỉ để dành được nàng công chúa Mỵ Nương xinh đẹp, thì ngày nay, cho dù đang là thế kỉ thứ 21, bài học Sơn Tinh-ThủyTinh vẫn hàng ngày, hàng giờ được lặp lại cho biết bao đôi trai gái trên mặt đất này. Dùng mọi thủ đoạn, kể cả vũ lực để đè bẹp đối phương, để chiếm lĩnh người đẹp… đã được người xưa truyền tụng, được người nay đem cả vào sách dạy cho trẻ nhỏ. Vua hứa gả con gái cho ai mang lễ vật Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao đến trước khi mặt trời mọc, làm cho hai vị thần dũng mãnh là Sơn tinh và Thủy tinh đánh nhau chí chết, làm cho muôn ngàn súc vật, cây cỏ, hoa lá tơi bời. Chỉ vì lòng tham của một ông Vua, chỉ vì ham muốn sắc dục và quyền lực/ được làm con Rể Vua/, biết bao đau thương tang tóc đã xảy ra trên mặt đất này. Bài học tự ngàn đời còn đó, nhưng con người vẫn cứ tiếp nối nhau tàn phá những gì cản trở con đường đi của họ để dành giật những cái mà họ ham muốn. Lòng tham của cải vật chất, gái đẹp và quyền lực, đó chính là nguyên nhân của sự tranh chấp và hủy diệt. Thế mới biết, đàn bà đẹp là một cấu thành của tội ác.
Có thể rút ra được một kết luận: Nếu trái đất không có đàn bà, chắc chắn sẽ không xảy ra chiến tranh,hoặc giả, cũng nhờ có đàn bà mà trái đất ngừng binh biến, cho dù chỉ là tạm thời, cho dù đàn ông có nắm trong tay nhiều quyền năng đến đâu chăng nữa. Lần ngược trở lại từ thời xa xưa, trong Thần thoại Hy lạp, nếu vị thần cai quản loài người và cai quản các vị thần là thần Dớt /Zeus/ không vì ham mê sắc đẹp của các nữ thần khác, không tàng hình để xuống mặt đất ngủ với các người đẹp, thì đâu có sự hỗn loạn, sự trả thù vì ghen tuông của nữ thần Hera/ vợ thần Dớt/ với những người đàn bà kia, và cũng chắc chắn không có cuộc chiến thành Troia kéo dài hàng10 năm với biết bao đau thương tang tóc.

Tập tin:Carracci - Jupiter et Junon.jpeg

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Carracci_-_Jupiter_et_Junon.jpeg

Cléopetra (69 TCN – 30 TCN)
Là một người đàn bà đẹp mê hồn của Ai Cập từ hơn 2.000 năm trước, Cléopetre trở thành nữ hoàng khi mới 18 tuổi nhưng bà đã cai trị thành công đất nước Ai Cập. Không chỉ đẹp, Cléopetre còn có một trí thông minh tuyệt vời, tầm hiểu biết sâu rộng và khả năng thuyết phục có một không hai.Mối tình say đắm với hai người hùng của La Mã cổ đại: Hulius Caesar – vị Thống soái La Mã (100-44 trước Công Nguyên (TCN) và Antony – một trong ba người chấp chính của La Mã những năm 82-30 TCN đã được ghi vào lịch sử như một huyền thoại về tài năng và sắc đẹp của đàn bà làm nghiêng ngả cả đế chế La mã. Cléopetre đã không chỉ bảo vệ được lợi ích cho đất nước Ai Cập mà còn ngăn cản không cho người La Mã chiếm đoạt Địa Trung Hải. Sau này, Blaise Pascal – nhà toán học, vật lý học, triết học và nhà văn Pháp đã nói: “Nếu cái mũi của Cléopetre dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi”.   

Tập tin:The Death of Cleopatra arthur.jpg

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:The_Death_of_Cleopatra_arthur.jpg

Dương Quí Phi / khoảng những năm 719-756/, một cung phi của vua Huyền Tông Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là “tu hoa”.


Tập tin:Hua-Qing-Chi-Yang-Gui-Fei.jpg




http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Hua-Qing-Chi-Yang-Gui-Fei.jpg

Chuyện kể vua Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Những cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người, nhà vua không chút tiếc rẻ- Người ta đã gán cho Quý Phi tội : là mầm sinh đại loạn, làm binh triều đại bại.

Nữ hoàng Elizabeth I /1533-1603 /

Là một trong 9 vị nữ hoàng của nước Anh, Elizabeth I trị vì đất nước 45 năm. Elizabeth I không chỉ là người có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước Anh mà bà còn có ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử thế giới. Elizabeth I là một phụ nữ tài năng về nhiều mặt: Chính trị; quân sự; ngoại giao và tập trung trí lực để trị vì đất nước. Thời bà trị vì, nước Anh đạt được nhiều thành tựu vĩ đại cả về kinh tế, chính trị và quân sự,đặc biệt bà đã xây dựng hải quân Anh trở thành một trong những lực lượng hàng đầu thế giới. Bà không có gia đình riêng do những toan tính, cân nhắc đến những lợi ích quân sự, chính trị, ngoại giao giữa Anh và các nước lớn lúc bấy giờ là Pháp và Tây Ban Nha cũng như lợi ích của các tôn giáo đương thời cho dù bà có một người tình từ thuở ấu thời. Tính cách cứng rắn của bà đã làm cho bà suốt đời cô độc và trinh tiết. Elizabeth I mở ra cho nước Anh thời đại của một đế quốc phát triển. Chiến tích nước Anh đánh bại hạm đội của Tây Ban Nha (Armada ) năm 1588 được nối kết với tên tuổi của nữ hoàng và thường được xem là một trong những chiến thắng lừng lẫy nhất trong lịch sử nước Anh.Sau này một đại quý tộc Anh từng nói: “Nước Anh tự hào vì có Elizabeth I”   

Tập tin:Elizabeth I in coronation robes.jpg




http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Elizabeth_I_in_coronation_robes.jpg

Mata Hary, /1876-1917/ người đẹp huyền thoại của Hà lan /
Niderlandia/đã làm gián điệp một cách vô tình,vì nàng là vũ nữ và là người tình tuyệt vời của những quan chức cao cấp của Tây ban nha,Pháp, Anh, Đức…khiến cho mười bẩy tàu chiến của liên quân bị chìm, gần một sư đoàn quân bị thiệt mạng trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất và đã bị vua Pháp tuyên án tử hình .
Ảnh chụp Mata Hari năm 1906

Tập tin:Mata Hari 2.jpg



http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Mata_Hari_2.jpg

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

KỲ BÍ NGÔI LÀNG “HÌNH CÁ CHÉP” ĐỘC NHẤT VIỆT NAM

Làng Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng khắp nước với việc học hành khoa cử, không chỉ có vậy mà nơi đây còn lưu truyền những câu chuyện kỳ bí và hấp dẫn cho hậu thế.
“Tung mình ra biển Đông” từ hơn 500 năm trước
Lật giở theo những trang sách “Hành Thiện xã chí” thì được biết làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là “Hành Cung Trang” được thành lập vào khoảng năm 1500. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa “nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện” và ban cho làng 4 chữ “Mỹ Tục Khả Phong”.
Điều đáng khâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạch một không gian sống hết sức khoa học, quy củ.
Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m, được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái – sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng). Theo các bậc cao niên trong làng, có hai giả thiết về việc hình thành lên con sông này.
Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng được tạo thành một cách tự nhiên, những cư dân đến ở chỉ là người khai khẩn, chỉnh trang lại như địa thế ngày nay. Giả thiết thứ hai được nhiều người tán thành hơn, đó là chính những cư dân đầu tiên đã “quy hoạch” ngôi làng và tiến hành đào lên hai con sông theo ý đồ trước đó, nhằm mục đích phù hợp với phong thủy và ngăn giặc cướp.
Điều làm nên sự kì ảo của hai nhánh con sông này chính là việc nó đã tạo hình dáng con cá chép của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đất bên cạnh,
9 Lang hanh thien 2 khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng “lý ngư”, những cây cầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vây trên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nên được gọi là giếng Mắt cá.
Quả thực nếu nhìn trên bản đồ ta sẽ thấy làng Hành Thiện xuất hiện rõ nét với hình ảnh của một chú cá chép khổng lồ, đầu hướng về Nam, đuôi vòng phía Bắc đang trong tư thế vẫy vùng như muốn tung mình lao ra biển Đông.
Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữa bụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cư trong làng. Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Phần đầu cá được quy định làm nơi họp chợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
9 Lang hanh thien 3
Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâm phục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, “mưa gió bùn đất không bén gót chân”, bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.
Ngày nay về cơ bản làng vẫn giữ nguyên hình dạng như thửa sơ khai, có chăng chỉ thay đổi về kiến trúc. Nhìn những dãy nhà thẳng tắp, đường đi phong quang, sạch sẽ, hai bên bờ sông là hàng liễu xanh mát mắt uốn lượn bao bọc lấy ngôi làng mới thấy hết được cái nhìn sâu xa của người xưa.
Vùng đất địa linh nhân kiệt
Theo như câu chuyện dân gian được lưu truyền rộng rãi trong làng thì một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của cụ Tả Ao là chữa “thế đất” cho làng Hành Thiện. Khi tới đây, cụ đã nhận thấy đất làng có hình con cá chép bơi ra biển, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát 
 9 Lang hanh thien 4
chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát khoa danh.
Dân làng nghe cụ nói bèn hậu đãi trà rượu và khẩn khoản xin cụ đặt lại hướng làng. Cụ Tả Ao thấy dân làng tử tế liền chỉ cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu đại phát khoa danh.
Tính xác thực của câu chuyện trên còn chưa được kiểm chứng, nhưng sự “đại phát khoa danh” của làng thì không thể bàn cãi. Có thể những số liệu dưới đây khiến nhiều người nghi ngờ nhưng quả thật đó chính là những gì ngôi làng này đã và đang đóng góp cho đất nước.
Theo ông Nguyễn Đăng Hùng (Hội trưởng Hội khuyến học làng) thì thời phong kiến, Hành Thiện có 419 người đỗ đạt, trong đó có đến 7 người đỗ đại khoa (3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Làng có 4 người làm quan thượng thư, 4 người là quan tuần phủ, 4 người là tổng đốc, 69 người làm tri phủ, tri huyện…
Lời người post: Từ sau khi đất nước chia làm hai (20/7/1954), một nửa phía Nam không có bản thống kê về thành tích học hành, thi cử, đỗ đạt của người làng Hành Thiện sống ở Miền Nam, do đó người post xin lược bỏ phần thống kê những thành tích đỗ đạt, danh vọng chỉ có một số người, không đầy đủ, gồm 3 dòng chữ của tác giả tại đây, xin thứ lỗi).
Chuyện là mấy năm trước, để tiện việc đi lại cho bà con trong làng, xã đã quyết định xây thêm một chiếc cầu ngay vị trí mõm cá, nhiều vị bô lão đã lên tiếng phản đối vì cho rằng chiếc cầu đó như chiếc lưỡi câu, cá chép mà bị mắc lưỡi câu thì không thể “vượt vũ môn”.
Vào năm 2005 chiếc cầu đã bị dỡ bỏ do xuống cấp và cũng để hợp lòng dân, ngay lập tức năm đó làng có 75 con em trong làng đỗ đại học trong số gần 100 em dự thi.
Tuy vậy theo GS Đặng Vũ Khiêu thì nguyên nhân chính của việc học hành đỗ đạt là do truyền thống ham học hỏi cộng với sự cần cù chăm chỉ của người dân sống nơi đây.
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “kỵ sư”
Được xây dựng vào thời nhà Lý, chùa Thần Quang (hay còn gọi là chùa Keo – Hành Thiện, để phân biệt với chùa Keo Thái Bình) được biết đến như ngôi chùa cố kính nhất miền Bắc. Năm 1061, thiền sư Dương Không Lộ (Quốc sư triều Lý) dựng chùa Thần Quang bên hữu ngạn sông Hồng. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần đến nền chùa, đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa.
9 Lang hanh thien 5Dân làng Keo phải dời bỏ quê cha đất tổ, một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng (về sau dựng nên chùa Keo – Thái Bình); một phần xuống vùng Xuân Trường, và dựng lại chùa Keo – Hành Thiện.
Vào thời Pháp thuộc, ngôi chùa đã được chính quyền Pháp liệt vào hàng “Cổ tự Đông Dương”. Năm 1962 chùa đã được Nhà nước xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa”.Ngoài các giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ và tư duy triết học, thì một trong những điều làm cho ngôi chùa trở lên nổi tiếng chính là việc tại đây không hề có bóng dáng của một vị sư sãi, mặc cho ngôi chùa đã tồn tại gần 1000 năm.
Những năm trước, để quản lý ngôi cổ tự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần cử các bậc cao tăng về làm trụ trì, nhưng chỉ được ít lâu sau những vị này đều lần lượt khăn gói ra đi chỉ với một lý do “thấy trong người khó ở”. Vào các dịp lễ hội tại đây vẫn có các vị tăng, ni đảm nhận việc làm lễ nhưng chỉ sau khi kết thúc là tất cả lại cất bước lên đường. (trang Thế Giới Tâm Linh đã có bài về chùa Keo, cả ngàn năm không có sư và trên Câu Lạc bộ Blog’s trong trang : NUÔI TRỨNG CÁ TẦM)
Chính vì thế thay cho các vị sư, tại chùa có chức danh “thủ nhang” – là những người đảm nhận việc trông coi và hương khói cho chùa trong cả năm.
Để giải mã cho điều này trong dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện đậm màu sắc “liêu trai”. Truyền rằng, khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa, dân làng nơi đây không mấy mặn mà với khói nhang nên Đức Thánh tổ giận dữ mới rời chùa đi nơi khác. 
Tr thay chua 9

Trong một đêm, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, rồi tất cả tượng Phật ngài đều cho cả vào đấy. Ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình, mang theo tất cả tượng Phật về nơi đất mới.
Cũng nội trong đêm ấy, khi dân làng Duy Nhất (huyện Vũ Thư, Thái Bình) tỉnh giấc đã thấy ngôi chùa sừng sững mọc lên. Đức Thánh tổ rời bỏ chùa cũ cùng với lời nguyền : sẽ không có sư nào đến ở đất Hành Thiện.
Tuy vậy, theo sách “Hành Thiện quê ta” của tác giả Đỗ Quang Huyên còn có một lý do khác khiến cho nơi đây trở thành mảnh đất “kỵ sư”. Theo tác giả, đất Hành Thiện từ xa xưa vố là nơi có nhiều danh nho, sĩ tử. Các bậc nho sĩ ngày xưa không chỉ am tường Tứ thư – Ngũ Kinh mà còn thông hiểu cả đạo Phật, chính vì thế các vị sư thường không đủ “tự tin” để giảng đạo tại đây, lâu dần thành lệ khiến cho chùa Keo – Hành Thiện trở lên “vắng bóng áo thâm”.
Thực hư những câu chuyện trên thế nào đến nay vẫn chưa được làm rõ, chỉ có điều ngôi chùa mang trong mình đầy những bí ẩn huyền hoặc đến nay vẫn lặng lẽ ẩn mình thâm nghiêm dưới những bóng đa rợp mát xung quanh để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Yên Huỳnh post (theo Nguyễn Cường)

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Vườn hôm nay 6/6/2013




Yêu nhất khóm hồng vàng, thơm và rất nhiều hoa




Hồng màu hồng phấn, dễ thương lắm 






Hồng Tiểu muội hàng ngàn nụ cùng nở một lúc




Xin mời cả nhà xơi Anh đào, chín rồi nhé



Và đây là những cánh hồng vàng, chưa biết làm gì với chúng đây.



Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Cua nhà bác Nói Liều



Sang nhà bác Nói Liều thấy con cua đẹp quá / đề tặng bác Thanh Hải/, vội vàng chôm về nhà mình ngắm cho đã . Cám ơn bác NL nhá.




Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Đột nhiên



Đột nhiên sáng nay, tôi muốn nghe bài hát do Simon và Garfunkel hát " The Sound of Silence"-- Âm thanh của Im lặng"
Đột nhiên trong tôi văng vẳng tiếng hát Thái Thanh " Anh hứa yêu em suốt cuộc đời, nên ngác ngơ câu hát nửa vời. Anh ơi đêm nào, không gian lặng thinh, em say bên dương cầm, mơ hồ tiếng hát Trương Chi"." Em để tang cho một cuộc tình, mong manh như hạt sương rơi trên áo. Mong manh loài hoa tươi sắc thắm, hoa chớm nở trong sáng tinh mơ, hoa cúi đầu trong tối ngây thơ...'

Bởi vì, từ mấy ngày nay, tôi gặp lại người đàn ông tôi ngưỡng mộ trong tuổi dậy thì mới lớn, dù chỉ trên mạng ảo. Bởi vì, người đàn ông này đi thoáng qua đời tôi như một ảo ảnh, và bây giờ, đã bước vào tuổi lục tuần, tôi mới được gặp lại người đàn ông ấy. Vẫn tếu táo, vẫn cười cợt, vẫn vui, nhưng như ông nói" Tôi bước qua mọi đau khổ để vui và sống"... Tôi hiểu điều này. Cám ơn ông đã tiếp chuyện tôi qua FB, cám ơn cuộc đời, và bây giờ, trong tôi ám ảnh bài hát " Âm thanh của Im lặng"  và những lời Thái Thanh. Ôi, chẳng có gì ăn nhập cả, đúng là một mớ hỗn độn, thôi, ra vườn đi NC ơi, tìm trong các bông hoa giọt sương, chứ đừng tìm trong sự im lặng quá khứ.



Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

LỊCH SỬ RA ĐỜI NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6


Tr Tre con 3

Ở trong nước, ngày 1- 6 đã hàng năm được chọn là ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc, khẳng định trẻ em là đối tượng được nhân loại toàn thế giới luôn quan tâm, đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.
Đôi nét về lịch sử ra đời của ngày quốc tế thiếu nhi 1-6
Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10/6/1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, 

5 Thieu nhi

trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Với trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mình, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên (thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.
Tre conTừ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1/6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.


Ngày 1 tháng 6 quốc tế thiếu nhi thế giới là gì ?
Liên Hiệp Quốc đã đề nghị ngày 20 tháng 11 là Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children’s Day). Nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình. Nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác (Việt Nam có thêm ngày Tết Trung Thu – còn gọi Tết Thiếu Nhi – nhằm ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm).


Tr Tre con 4

Tháng 8 năm 1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi.
Chưa có giải thích chắc chắn do đâu mà ngày 1 tháng 6 được chọn : Một giả thuyết cho rằng Tổng lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã tập hợp một số trẻ mồ côi Trung Quốc để chào mừng Lễ hội Thuyền rồng (Dragon Boat Festival) vào ngày 01 tháng 6 năm 1925, và cũng trùng hợp với hội nghị tại Geneva. Sau này ngày này được CHND Trung Hoa, Liên Xô và các nước đồng minh tiếp nhận.

Hoàng Nguyễn post (tổng hợp)