Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Vũ Kiều Trinh, kẻ ăn cắp siêu thị - Xướng ngôn viên của Truyền hình Quốc Gia Việt nam


Kẻ ăn cắp siêu thị bị đuổi về nước - Vũ Kiều Trinh
QLB  Đây quả là Chuyện buồn nhà Đài! VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn Vũ Kiều Trinh, vì sao cứ phải để cho cô Kiều Trinh xuất hiện trên màn ảnh. Thật tội nghiệp cho cô ấy, và cả gia đình cô ấy!

Mỗi lần xem chương trình "Văn hóa dân tộc", của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự.
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.

Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV.

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.

Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?

Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?

Vậy chắc chắn là kẻ cắp! 

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?

Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.

Trần Đức Thắng

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

LOÃNG XƯƠNG- MỐI NGUY HIỂM TIỀM ẨN VỚI PHỤ NỮ


"Loãng xương là bệnh thường gặp ở nữ, chứng bệnh này diễn ra âm thầm không có dấu hiệu rõ ràng làm xương bị giòn yếu dẫn đến làm giảm tuổi thọ và thậm chí tử vong do gãy xương"

 Theo trang " Bệnh viện quốc tế Đa khoa Thu Cúc"

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

CHÀNG TRAI TRẺ SUỐT 4 NĂM NGỒI BÊN MỘ VỢ


Biết người yêu mình mang căn bệnh hiểm nghèo và sống không còn được bao lâu nữa nhưng anh vẫn quyết tâm lấy cô về làm vợ. Lương duyên vợ chồng chốn nhân gian chỉ kéo dài được ba ngày thì người vợ vĩnh viễn ra đi, để lại cho anh một nỗi đau quá lớn. Đến bây giờ, đã gần 4 năm trôi qua nhưng tình cảm của anh dành cho người vợ vẫn không hề phai nhạt.
Suốt khoảng thời gian từ khi vợ mất, cứ chiều tối, người dân trong vùng lại thấy anh đến bên mộ vợ, một mình tự sự những kỷ niệm ngọt ngào thuở xưa. Đó chính là chuyện cảm động nhưng không kém phần cay đắng của anh Nguyễn Duy Bảo Châu (1983, ngụ thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tr tinh nhan 1

Tình yêu sâu đậm
Về thôn Tiên Nộn hỏi thăm nhà anh Bảo Châu, người dân nơi đây hầu như không ai không biết. Ở vùng quê nghèo này, mọi người luôn nhắc đến anh như một biểu tượng về tình yêu chung thủy khi chứng kiến những gì anh dành cho người vợ đã qua đời 4 năm nay. “Từ trước đến giờ, tôi chưa chứng kiến người nào chung tình như cậu Châu cả. Chừng ấy năm vợ mất, tuổi đời lại còn quá trẻ, nếu như người khác thì chắc đã tìm cho mình bến đậu mới lâu rồi. Nhưng cậu Châu, ngày nào cũng vậy, bất kể trời mưa hay nắng, đều một mình ra bên mộ cô Hồng để trò chuyện. Đặc biệt là thời gian đầu cô Hồng mới qua đời, nhiều hôm cậu ấy ngồi đó cả buổi, ai đến gọi cũng dứt khoát không về. Dạo ấy, nhìn Châu suy sụp quá, thân hình xanh xao tiều tụy, mọi người ai cũng thấy xót thương”, chị Nguyễn Thị Lan (người thôn Tiên Nộn) kể.
Tìm đến nhà anh Châu, căn nhà nhỏ bây giờ chỉ còn hai mẹ con anh nương tựa vào nhau sống qua ngày. Bố và các anh em khác của Châu từ ngày anh một mực cãi lời, quyết định cưới người con gái bị mắc bệnh nan y về làm vợ đã từ mặt hai mẹ con.
Tại đây, bà Nguyễn Thị Thiệp (mẹ anh Châu – PV) chia sẻ : “Khổ lắm chú à ! Chỉ vì thằng Châu không thể quên được con Hồng mà đến tận bây giờ, gia đình tôi vẫn chưa thể hòa thuận bình thường như trước được."

6 Ben mo vo 1B

Ông nhà tôi bảo, nếu như Châu chịu quên người vợ đã khuất để đi tìm hạnh phúc mới thì ông ấy và các anh nó mới nghĩ lại. Mấy lần nhỏ to tâm sự, tôi cũng khuyên lơn Châu hết lời, mong nó dứt mối tơ tình cũ. Nhưng lần nào, nó cũng gạt phăng đi. Nhiều lần, bức xúc quá, nó còn dọa sẽ ra mộ cái Hồng ở hẳn không về nhà nữa. Nghe thế, tôi cũng đành nín thinh”.
Hỏi về chuyện anh Châu ngày nào cũng ra mộ vợ ngồi tâm sự suốt 4 năm, bà Thiệp đắng giọng tâm sự : “Hầu như chẳng ngày nào thằng Châu không ra ngoài đó. Bữa nay chú đến, nó cũng vừa về đó. Chứ cách đây hai hôm, nó ngồi ngoài đó suốt cả ngày, tôi gọi sao cũng nhất quyết không về. Nhiều hôm đã hơn 11h đêm, ngoài trời thì gió rét thấu xương, vậy mà nó cũng chẳng buồn về, cứ ngồi mãi bên mộ vợ”.
Ngồi một bên nghe cuộc trò chuyện, đến lúc này anh Châu mới chịu cất lời: “Nhiều người thấy tôi tối ngày ra mộ vợ thì lấy làm lạ. Họ không hiểu được tình cảm của tôi. Mỗi ngày không ra đó nói chuyện với cô ấy, tôi lại thấy lòng mình trống trải. Ngày xưa, lúc Hồng còn sống, ngày nào chúng tôi cũng tâm sự cùng nhau. Cô ấy mất đi, nằm cô quạnh một mình ngoài cánh đồng hoang lạnh, tôi thấy không chịu được. Tôi sợ Hồng cô đơn nên ra đó ôn lại kỷ niệm xưa hoặc kể chuyện hàng ngày cho vợ bớt tủi thân”. Đôi mắt đỏ hoe vì xúc động, anh Châu giãi bày: “Trong lòng tôi vẫn còn yêu thương Hồng rất nhiều. Kể từ ngày cô ấy mất, nhiều người con gái khác đã tìm đến chia sẻ nhưng trái tim tôi vẫn chưa thể đón nhận. Những lúc ngồi cạnh một người con gái khác, tôi lại cảm thấy có lỗi với cô ấy. Trái tim tôi bây giờ dường như đã chai sạn với tất cả. Mặc cho mọi người nghĩ gì, tôi cũng không để ý. Vợ tôi mất rồi nhưng tình cảm tôi dành cho cô ấy không gì thay đổi được”.

6 Ben mo vo 1

Mối tình cay đắng
Kể về câu chuyện tình yêu của mình, anh Châu chia sẻ : “Tôi và cô ấy quen nhau từ thời còn học phổ thông. Lúc đó, tôi đi học ở dưới huyện còn Hồng thì học ở trường làng gần nhà tôi. Lần đầu chúng tôi gặp mặt là khi tôi và nhóm bạn trong làng đi chơi. Chỉ mới gặp nhau lần đầu tiên nhưng tôi đã thấy có một tình cảm rất đặc biệt. Qua một thời gian hẹn hò rồi tìm hiểu, cả hai đã phải lòng nhau lúc nào không hay. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Huế, còn cô ấy cũng trúng tuyển vào Khoa Du lịch – Đại học Huế”.
Trong thời gian học ở Huế, tình cảm của hai người được vun đắp dần. Cả anh Châu và chị Hồng đều hy vọng sau ngày tốt nghiệp ra trường sẽ tổ chức một đám cưới và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Ngày cùng tốt nghiệp ra trường, anh Châu nhanh chóng xin được công việc tại thành phố Huế. Chị Hồng, nhờ người quen biết, cũng tìm được một chỗ làm sát nơi công tác của người yêu. Dù tiền bạc kiếm được trong những ngày khởi nghiệp chẳng lấy gì làm dư dả, họ vẫn thấy ngập tràn hạnh phúc nhờ luôn được ở cạnh bên nhau.
Nhưng niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì bi kịch bất ngờ ập đến. Một ngày trong lúc làm việc, chị Hồng bỗng dưng ngất lịm và được các đồng nghiệp đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị Hồng bị nhược cơ, một căn bệnh nan y cực kỳ hiếm gặp. Anh Châu nhớ lại : “Lúc làm xong các xét nghiệm cho Hồng, bác sĩ bảo loại bệnh này cả triệu người có khi chỉ một người mắc phải. Y học hiện đại dù đã tiến bộ cũng chưa tìm ra cách nào cứu chữa được. Lời bác sĩ chẳng khác nào “sét đánh ngang tai”, khiến tôi như đổ sụp.

  6 Ben mo vo 2

Bao ước mơ hạnh phúc, bao hy vọng về tương lai tốt đẹp mà hai đứa đang chung tay xây dựng thế là tan thành mây khói”.
Suốt gần hai tháng sau đó, không có ngày nào anh không có mặt ở bệnh viện. Để có tiền trang trải viện phí cho người yêu, anh quần quật làm thêm đủ mọi việc rồi vay mượn khắp nơi. Đến lúc sức khỏe chị Hồng đã quá yếu, bác sĩ phải gọi riêng anh ra đề nghị nên cho người yêu xuất viện. Nghe xong những lời ấy, đầu óc anh Châu như muốn vỡ tung. Nhìn chị Hồng ngày càng héo mòn trên giường bệnh, không một chút do dự, anh quyết định về nhà xin phép gia đình tổ chức hôn lễ. Đến thời điểm này, anh không thể tiếp tục giấu mọi người về bệnh tình của chị. Nhưng khi nghe toàn bộ sự thật, từ cha mẹ cho đến các anh em trong gia đình, không một ai chấp nhận để chàng trai si tình tổ chức hôn lễ. Ngay trong cuộc họp gia đình căng thẳng, cha anh thậm chí còn đứng lên nói thẳng sẽ từ mặt anh, xem anh không phải là đứa con trong nhà.
Nhưng mặc cho người thân ra sức ngăn cấm, anh vẫn một mực giữ nguyên ý định của mình, quyết tâm cưới chị Hồng làm vợ cho bằng được. “Lúc đó, tôi thấy thằng Châu quả quyết lắm. Nó nói nếu gia đình không đồng ý thì nó sẽ tự đi cưới vợ một mình, dẫu Hồng sống hay chết cũng sẽ là vợ nó. Người làm mẹ như tôi đứng trước tình cảnh ấy làm sao còn sự lựa chọn nào khác. Tôi chỉ sợ con trai mình nghĩ quẩn, rủi nó làm liều thì hối hận cả đời. Bởi thế, tôi đành ngậm ngùi chiều theo, phụ một tay giúp nó chuẩn bị sính lễ dạm hỏi. Đến giờ nghĩ lại vẫn thấy thương thằng Châu, cả đời cưới chỉ một lần mà họ hàng nội ngoại hai bên không có một ai đến dự. Đến cả sính lễ, tôi cũng phải đi nhờ hàng xóm láng giềng mới lo cho xong đám cưới trọn vẹn”, bà Thiệp kể lại.
Tr suy nghi 2

Hơn 4 năm trôi qua kể từ đám cưới đầy chua xót ấy, chị Hồng giờ vĩnh viên nằm yên dưới ba tấc đất. Nhưng ở chốn nhân gian, sợi dây tơ hồng thấm đẫm nước mắt ấy vẫn còn ràng buộc anh Châu.
Tận cùng đau đớn
Khoảnh khắc được bác sĩ thông báo bệnh tình của người yêu, anh Châu phải cố bình tĩnh để có thể ra vào chăm sóc chị Hồng như bình thường. “Mỗi lần từ giường bệnh bước ra, tôi lại trào nước mắt. Nhưng khi bước vào phòng, tôi lại phải gượng cười tươi vì không thể để Hồng biết về tình trạng của mình. Với tình trạng bệnh như bác sĩ đề cập, thì cô ấy không còn sống được bao lâu nữa. Tôi chỉ muốn Hồng được sống thanh thản nốt những ngày tháng còn lại. Ngay cả hai bên gia đình tôi cũng không nói cho ai biết cả. Tôi sợ họ không giữ được bình tĩnh mà nói cho cô ấy”, anh Châu nghẹn giọng nhớ lại (theo Duy Khánh – Đời sống & Hôn nhân)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

HNg Huynh V. Yen

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Sợi chun

Em nhớ ngày xưa xa xôi
Anh cắt săm xe đạp, tặng em
làm chun buộc tóc
Cái dây chun đã buộc chặt
Không phải tóc, mà buộc cả đời em .

Thế nhưng năm tháng phôi pha
Chun rã rời chẳng còn đủ sức
Bung ra, sợi ngang, sợi dọc
Tóc em bay trong gió,chẳng cần chun

Sợi chun chẳng buộc được tóc em
Cũng như anh, dù cố tình chăng nữa
Bởi chúng ta, mỗi người mỗi nửa
Hai mảnh cuộc đời , chẳng thể ghép thành đôi

Em nhớ ngày xưa xa xôi..............

13 nhận xét:

  1. Dây chun anh buộc tóc em
    Nhưng chẳng đủ bền buộc chặt tình yêu!
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày ấy, sợi chun làm em rung động, nhưng biết đâu rằng nó rất mỏng manh.
      Xóa
  2. Sợi chun qua năm tháng
    Không buộc nổi tóc mình
    Tình phôi pha năm tháng
    Khó buộc mình vào nhau.
    (Ôi! Tình cũng bị bào mòn qua năm tháng... có khác gì sợi chun đâu nhỉ?)
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế Ngựa ơi, tình phôi pha, chẳng chun nào buộc nổi.
      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị đã tìm lại chiếc săm xưa...
      Cao su cũ bết vào nhau tửng mảng
      Tóc bây giờ còn lơ thơ vài lóng
      Chả vuốt thì cũng rụng trắng gối đêm.

      Chị đã đi tìm chỗ dấu chữ Em
      Nhưng chật hẹp dây chun không buộc được
      Thôi lại về thả tóc thả bung như trước ...
      Chả chun nào neo phận chị vô duyên !
      Xóa
    2. Em đã từng giống như chị thôi
      Một ngày nào đó, rất xa xôi
      Chun kia cố buộc tình em đó
      Nhưng chẳng đủ bền, đứt làm đôi.
      Xóa
  4. Sao anh chẳng buộc chỉ cổ tay
    Sợi chun chẳng cột tháng ngày bên nhau...
    Thôi thì cũng một lần đau
    Tóc tung buộc lại...còn đâu ân tình...

    Đừng buồn nha em!
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tóc tung buộc lại, dù đã bạc
      Em vẫn thầm mong có một ngày
      Chẳng phải dây chun em cuộn tóc
      Mà là sợi chỉ buộc cổ tay./.
      Xóa
  5. Hôm nọ vào nhà TA thì buộc chỉ cổ tay, nay đến nhà em lại buộc chun đuôi tóc, ôi sợi nào buộc được tình đây?

    Tóc em vương gió bay bay
    Sơi ngang sợi dọc sợi dày sợi thưa
    Sợi thì đã bạc trắng phơ
    Sợi thì đang bạc nhơ nhơ màu chì
    Chun anh nay đã đứt đi
    Làm sao giữ được những gì anh neo?
    Hai bờ hai nửa gieo neo
    Là hai số phận làm sao bây giờ....
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sợi nào buộc được lòng người?
      Tình yêu cất cánh bay rồi chị ơi.
      Xóa
  6. Bởi vì chẳng ghép thành đôi
    Thế nên chun cũng rã rời từ lâu
    Nào đâu neo buộc đời nhau
    Chun thì nhão đứt tóc nhàu thời gian!
    Em xin được chia sẻ kỉ niệm rất trong sáng của chị.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kỉ niệm buồn đấy em ơi
      Người kia giờ đã thành người của ai?
      Tình đầu là tình khó phai
      Càng buộc chặt lắm, căng dài đứt chun.
      Xóa



Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Khi chết ta đem theo được cái gì?

KHI CHẾT KHÔNG AI ÐEM THEO ÐƯỢC BẤT CỨ GÌ ...?

“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. ...Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi.
Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh)
Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thế giới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Hymalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lần thấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách  rách nát của người chết ấy chỉ thấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perry đã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý:“Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bên gầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chết người ấy vẫn để lại không mang theo sao?”  Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con:  “Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”
Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ trở thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cãi. Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh.
Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hàng chục tỷ mỹ kim, khi chết không mang theo được một cent nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán... không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay cũng có hiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìm hiểu xem mình
PHẢI LÀM GÌ LÚC ÐANG CÒN SỐNG TRÊN ÐỜI?
Vậy khi đang còn sống nên cõi đời nay thì ta nên làm gì?
Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành hưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớt dần “cái Ta” của mình đi. Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thì tình thương bao la dễ nẩy nở.   Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thương đồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” - mà có khi còn đáng thương hơn mình nữa. Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng  thương hơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Ta không những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa.   Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khác thì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình.
Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho, khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấy được sự hạnh phúc vui sướng đến với mình.
CÓ PHẢI KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?
Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là một sự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.
Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết “cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ.  Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dù số lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày càng gia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.
NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?
Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.
Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới.  Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp. Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước - tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là luân hồi
NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO “CÁI NGHIỆP” CỦA HỌ ÐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU..
Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thân khi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi.
Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ có sự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán... Khi chết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn.
Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thân đã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp. Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểu biết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lại Da Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống.
Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính,  bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùy theo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi, nuối tiếc... thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả những gì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúc sắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc,  đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự căm thù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòng đau khổ cùng cực. Ðó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinh cầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiến dễ sa vào chốn địa ngục.
NGƯỜI CHẾT CÓ CÒN BIẾT GÌ KHÔNG?
Đây là câu hỏi mà nhiều người đã thường đặt ra khi đứng trước xác thân một người vừa mới qua đời.
Nhiều người thắc mắc cho rằng một khi đã chết thì làm sao người chết nghe thấy, nhận biết những gì xung quanh nữa? như vậy tụng Kinh, đọc Kinh, nhắc nhở những điều tốt lành bên cạnh họ có ích gì nữa đâu?  Phật Thích Ca bậc đã đắc đạo, giác ngộ, nên thấy biết hết những nguyên lý thâm sâu vi diệu trong vũ trụ. Theo Phật thì: khi một người chết thì cái xác thân của người đó trở nên bất động và không còn các tiếp nhận qua các giác quan liên hệ về thấy, nghe, ngửi, sờ, nhận thức nữa vì các giác quan ấy cũng không còn. Tuy nhiên nhờ hai thức còn lại là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà người chết vẫn còn hiểu biết mặc dù tim đã ngừng đập, không còn thở, không còn cử động nữa mà thôi.
SỰ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHẾT KÉO DÀI ÐƯỢC BAO LÂU?
Các kinh sách Phật giáo đều cho biết là thời gian ấy là 49 ngày. Một thời gian vô cùng quan trọng đối với người chết. Vì người ấy tuy đã chết rồi nhưng nhờ hai thức quan trọng là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức còn tồn tại nên người chết vẫn còn hiểu biết rất rõ những sự việc chung quanh. Khi sắp chết, tim đập yếu dần, nhiệt lượng cơ thể giảm. Trong khi các giác quan bình thường sắp sửa biến mất thì hai thức Mạt Na và A Lại Da lại đảm trách công việc vào lúc này.  Ta có thể nhận biết điều này khi thấy phần nhiều những người chết rất tỉnh táo vào giờ phút cuối cùng sắp từ giả cõi đời. Có người chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ trước khi chết hay dặn dò vợ con điều này điều kia.  Ấy là do thức Mạt Na của người ấy phát động vào lúc người ấy sắp lìa đời. Thức Mạt Na là phần ghi nhận tất cả những gì liên quan tới cảm nghĩ, nhận thức hành động của người ấy nên thức này khi mở ra chẳng khác nào mở cuốn tự điển của cuộc đời nên không quên bất cứ điều gì trước đây dù xa xưa tới mấy. Cái nhớ, biết rõ ràng như thế nên trước khi lìa đời người chết nói năng rất tỉnh táo sáng suốt.
Trong khoảng thời gian 49 ngày, thức A Lợi Da trước đây im lìm khi người còn sống thì nay hoạt động  Vì là nơi tích trữ các dữ kiện về  tâm thức hành động bản năng, tư tưởng, tình cảm, ý muốn của người ấy lúc còn sống do Mạt Na Thức chuyển tới nên vào giai đoạn này, nếu vì lý do nào đó mà A Lợi Da Thức bị kích động mạnh bởi những tác động ảnh hưởng bên ngoài như sự kêu gào thãm thương, đau đớn của thân nhân người chết hay bản thân người sắp chết căm hờn, tức tối, oán thù thì những tác động âý sẽ khiến người chết không nguôi và ảnh hưởng tới cuộc đời kế tiếp khi tái sanh khó mà vào được hoàn cảnh thanh lành. Như vậy khi một người chết, ta nên nghĩ là người ấy chết về phần xác thân mà thôi còn một phần thuộc tâm linh vẫn còn ràng buộc với thân xác, chưa hẳn rời ra ngay nên người chết ấy chưa hẳn là đã chết một cách tuyệt đối. Tình trạng này có khi lâu đến mấy ngày. Trong thời gian đó phần cảm nhận mà người chết có được là nhờ thức gọi là Thần Thức. Chính Thần Thức này là do Mạt Na Thức và A Lại Da Thức kết hợp lại mà thành. Khi chết Mạt Na Thức và A Lại Da Thức liên kết nhau tạo nên một thân mới khác, nhưng thân mới này không có hình hài gọi là Thân Trung ấm. Mặc dầu Thân Trung ấm vô hình vô tướng nhưng lại có sự thông hiểu tinh tường hơn cả người sống.
Thân Trung ấm chính là cái thân chuẩn bị của tương lai khi xác thân cũ sẽ tan rã, hủy hoại.
Khi chuyển biến từ kiếp này qua kiếp khác, thức A Lại Da đóng vai trò quan trọng vì nó chứa đựng một năng lực vô song.
SỨC MẠNH CỦA NGHIỆP LỰC.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Cát khi tìm hiểu về Thần Thức và Năng lực bảo vệ đã có những ghi nhận như sau:   Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là Thần Thức.  Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầu nhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo.
Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần thức chứ không gì khác. Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh... của người đã chết đầy đủ, không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi)  Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời, thân xác đã tan rửa nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thần thức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.
THẦN THỨC THOÁT KHỎI THÂN XÁC TỪ VỊ TRÍ NÀO?
Trong dân gian ta thường nghe nói: người chết thì Hồn ra khỏi xác. Chữ Hồn ấy chính là Thần Thức. Khi một người chết đi thì trong một thời gian nào đó mặt dầu người đó đã chết nhưng vẫn còn hiểu biết và sự hiểu biết ấy còn linh diệu hơn khi người đó còn sống.  Ấy là do sự hiện hữu và hoạt động của Thần Thức. Nhưng Thần Thức cũng sẽ rời khỏi xác thân sau một thời gian.  Thần Thức sẽ thoát ra hỏi thân xác người chết ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực. Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơ thể người chết như từ bàn chân từ bụng hay đầu gối. Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực.
Nhiều tài liệu Kinh điển cổ xưa cho hay rằng có thể quan sát sắc thái, tình trạng, cảm giác thể hiện nên gương mặt của người sắp chết mà suy đoán vị trí thoát ra của Thần Thức như sau:  Khi thấy gương mặt người chết nhăn nhó, mặt xám đen, quằn quại thì biết ngay là Thần Thức thoát ra từ bàn chân. Nếu người sắp chết đòi ăn, đòi uống, tiếc nuối, than vãn, khổ sở, đau đớn thì Thần Thức chuyển từ bụng xuống đầu gối và thoát đi.
Nếu người chết bình tĩnh, sáng suốt, dặn dò người thân mọi điều và giã từ ra đi hay từ từ nhắm mất trong an bình tự tại thì Thần Thức sẽ thoát ra từ ngực hay trán hoặc mặt.
NGHIỆP CÓ NHIỀU LOẠI:
Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:
1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.
2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.
3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.
4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.
5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán . Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.
6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giết người vì căm tức hay để trả thù.
NGUYÊN NHÂN HÀNH ÐỘNG PHÁT SINH MỨC ÐỘ NGHIỆP  QUẢ.
Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ta nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau.  Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề!
Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo.
Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu!
Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả.
Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp.  Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.
Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện.
Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.
Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương.
Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.
Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh.
Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi?
Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi?
Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau?
Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau?
Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau?
Như vậy, nếu có thì chúng ta phải sống với nhau như thế nào cho tốt?
Chúa đã dậy rằng: Đừng Mắc Nợ ai chi hết,  Chỉ mắc nợ yêu Thương mà thôi!” Hay “Ngươi phải yêu kẽ lân cận mình như mình yêu mình vậy.”  Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ở không biết điều với cha mẹ chồng.
Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồng nào lại đem lòng ghét bỏ con dâu.  Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy”
Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người.
Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối(lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói....), xúi giục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm  giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người..) ..vân vân .
Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi. Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật:  Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm.  Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ÐAU KHỔ!!!
Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ T.Q. đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể con người”: Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người:
Khổ vì bị Sanh ra, Khổ vì bị Già, khổ vì bị Bệnh, Khổ vì bị Chết, Khổ vì bị gần với những thứ mình không ưa, Khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, Khổ vì muốn mà không được, Khổ vì có quá nhiều sức khỏe và Ngũ ấm. Ngũ Ấm gồm năm thứ:
1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng. 2) Thọ chỉ những cảm giác
3) Tưởng chỉ những sự tưởng tưởng, suy nghĩ 4) Hành chỉ cho các hành động tạo tác 5) Thức chỉ cho các cái biết của “Ý”
(Cư sĩ T.Q – thân thể con người – Báo Viên Giác - số 113, tháng 10-1999 Ðức Quốc)
Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Các Tâm của mỗi người. Cái Tâm đó thường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật.
Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm” đã nói lên điều đó.
Ngoài cái Tâm ta còn có Cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “Của Ta” hay “chính là Ta” Vì cái Thân ấy mà Ta phải Khổ. Có Thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có ham muốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả. Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.
Nếu biết Cái Xác Thân chỉ như cái áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ mà thôi.
Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấp dẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác.  Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưng thật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấy nghe, nếm ngửi...vân...vân. bộc lộ qua tai, mắt, mủi, miệng, lưởi...Khi chết những thứ đó đều mất đi. Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cái Thân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với các bụi mà thôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàn theo ý ta không?  Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ý nó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưng cái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là các Thân làm ta Khổ.
Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình” luôn.. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ.  Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ sao lại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được? Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụ như khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta có Thiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mình muốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.
Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam, ganh ghét, giận hờn. tức tối...Nghĩa là vì Cái Thân và Cái Tâm mà càng ngày mình càng phát triển
Tham Sân Si, lòng thù hận nhiều lên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình.  Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút, hằng ngày, hằng giờ... mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiến tạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết??!...!...
KHI CHẾT KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ, tác giả Đoàn Văn Thông