Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Quả phúc bồn tử và quả mâm xôi

Có một thời, cứ nghe thấy ba chữ: Phúc bồn tử, tôi lại thấy hiện lên hình ảnh anh chàng trọc phú người Nga, vì say mê thứ quả này mà bỏ thành thị về thôn quê, sống cuộc đời chật hẹp với những người nông dân trong chuyện ngắn củaTsekhop.Rồi qua tiểu thuyết của Đại văn hào Nga Lep Tolstoi, các chuyện ngắn của Puskin hay Lermantov, hình ảnh khóm cây Phúc bồn tử với tôi vừa gần gũi như  khóm hoa hồng hay hoa cúc, cho dù chẳng một lần được nhìn thấy tận mắt, được sờ tay vào nhón những quả đỏ mọng, chua chua ngọt ngọt như các nhà văn Nga mô tả, vừa xa vời vợi như hình ảnh nước Nga ngày ấy. Chính vì thế, bây giờ, khi đã có một khu vườn riêng của mình ở xứ sở mà thiên nhiên ban tặng các loại cây xứ mình chẳng có, tôi đột nhiên nghĩ đến việc trồng những khóm phúc bồn tử. Khởi đầu, tôi muốn biết chính xác loại cây này như thế nào, màu sắc hoa, quả, mùa nào trồng, mùa nào thu hoạch, tác dụng của loại quả này ra sao??? Thế là một cuộc tìm kiếm bắt đầu.

 

Khóm Phúc bồn tử đỏ đã được 3 tuổi


Phúc bồn tử đen 2 tuổi

Quả Ribes- Groseillier-Cмородина-Kacic- Phúc bồn tử- vườn nhà năm 2012

Thất vọng đầu tiên của tôi là việc định nghĩa loại cây / quả / này hoàn toàn trái ngược nhau trong tiếng Việt. Trên Wikipedia, hình ảnh quả Phúc bồn tử lúc thì được mô tả như quả dâu rừng, màu đỏ chót, mọng chín ngon lành, đa số mọi người gọi nó là Phúc bồn tử hay Quả mâm xôi. Nhưng cũng trên trang này, có người lại đưa hình ảnh nó giống như quả anh đào, tròn, chín đỏ, chẳng hề giống thứ quả dâu rừng trên kia chút nào, và họ cũng gọi nó là Phúc bồn tử. Tra các loại từ điển khác nhau, thì thấy: Tiếng Anh, quả giống như quả dâu rừng, có tên gọi là Raspberry hay Rubus idaeus, theo tiếng Nga, đó chính là quả Malina, một loại dâu rừng được trồng tại nhà lâu ngày, hình dáng giống như mô tả chính là quả Mâm xôi theo tiếng Việt. Tra từ điển Anh-Pháp, thì được thấy Raspberry được gọi theo tiếng Pháp là quả Framboise, cũng chính là quả Malina trong tiếng Nga và tiếng Bul./ theo từ điển Pháp-Nga/ . 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/00/Himbeeren_marco_finke.jpg 

Còn trong tiếng Việt? Theo từ điển Việt –Anh  của Bùi Phụng xuất bản năm 1995 và Anh- Việt của Viện ngôn ngữ-UBKHXHVN xuất bản năm 1990, thì quả Phúc bồn tử trong tiếng Anh gọi là quả Ribes, chứ không phải là quả Raspberry.Theo tiếng Nga thì Ribes chính là quả  Cмородина, tiếng Bul là Kacic, hình dáng giống như quả anh đào mà các tác giả đã đưa hình ảnh trong các báo chí khi viết về quả Phúc bồn tử. Như vậy, sự nhầm lẫn bắt đầu từ đâu để mọi người không phân biệt được hai loại quả này với bản chất và hình thức rất khác nhau lại được gọi cùng một tên là Phúc bồn tử? Hãy đi từ đầu để ta hình dung ra thứ quả hiếm hoi có ở xứ nhiệt đới như Việt nam, mà bao nhiêu các thầy thuốc bác sỹ Đông y viết về nó như một loại quả chữa bách bệnh, kể cả bệnh ung thư.

Thứ nhất:

Từ “ Phúc bồn tử” chắc chắn bắt nguồn từ tiếng Trung quốc, vì loại quả có tên như vậy là một vị thuốc Bắc

Thứ hai:

Các nhà ngôn ngữ học dựa trên các loại từ điển khác nhau để soạn thảo sang tiếng Việt. Theo từ điển Pháp Việt / online/ thì Framboise vừa được gọi là Phúc bồn tử, vừa là quả ngấy dâu.?, còn ngược lại Việt Pháp thì Phúc bồn tử lại là Groseillier mà  không phải là Framboise .  Theo từ điển Anh-Pháp, quả Ribes được gọi là quả Groseillier, dịch ra tiếng Việt là quả Phúc bồn tử /trong tiếng Nga là Cмородина, tiếng Bul là Kasis/.  Nói tóm lại, theo tôi, chính vì ngày xưa các cụ không được mắt thấy tay cầm nên dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước kia chỉ theo sách, tam sao thất bản, vậy nên, từ quả Lí chua / hay quả Phúc bồn tử- Ribes- Groseillier biến thành quả mâm xôi - Raspberry- Framboise. Nguyên nhân của nó chắc chắn bắt đầu từ tiếng Trung quốc, qua tiếng Pháp, sang tiếng Việt, từ thời mà dân mình chỉ biết có mấy thứ tiếng đó nên truyền nhau gọi. Mãi sau này, khi đã hoàn chỉnh các bộ từ điển Anh-Việt, Việt- Anh, Pháp- Việt, Việt Pháp… người ta ngại sửa đổi hoặc không để ý nên cứ tiếp tục gọi quả phúc bồn tử / hay quả lí chua/ là quả mâm xôi /dâu rừng/.

 

                                

 Quả Raspberry- Framboise- Malina- Mâm xôi- vừa hái ngoài vườn vào đây


P/S: Tôi có đủ hai loại cây quả này trong vườn nên mong các bạn tin những điều tôi nói trên là đúng. Bài viết này đăng từ năm 2010 trên 360plus, nay post lại do yêu cầu một bạn trên "Vườn hoa ba miền".

 


 

71 nhận xét:

  1. Con cám ơn Cô về bài viết. Vậy là sẽ không còn sự nhầm lẫn giữa 2 loại quả này nữa :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con nhớ là 2 loại cây này đều có nguồn gốc hoang dã, được thuần hóa trồng trong vườn nên đặc tính của chúng là thích nơi có bóng mát, nhiệt độ thấp và ẩm. Bên cô hay trồng cạnh hàng rào, chúng sống chung với cỏ mà không hề bị cỏ lấn át. Cả hai loại quả đều dùng làm mứt, rất bổ, nhiều công dụng chữa bệnh.

      Xóa
    2. dạ, vậy là khí hậu như ở Sài Gòn là "bó tay" rồi ha Cô, ko trồng được, heheh. Con có biết mấy loại quả mọng nước thì có nhiều giá trị dinh dưỡng nên thích lắm, ở VN kiếm mỏi mắt do ... tốn nhiều tiền mới mua được. :D

      Xóa
    3. tren google ghi sai nen nham lan.qua phuc bo tu tron chum.con mam xoi thon nhon gio dau tay.chi giog nhau la ma thoi

      Xóa
    4. nếu bạn muốn mua dâu phúc bồn tử thì liên hệ mình. dâu nhà vườn. trồng ở Bắc Hội. là nơi được chứng minh là tốt nhất để trồng và mang lại giá trị tốt nhất. trái to. đẹp. nêu muốn đặt hàng ở HCM thì liên hệ https://www.facebook.com/phucbontuhcm

      Xóa
  2. Đúng là quả mâm xôi thì quả bé thôi, hồi nhỏ chị vẫn hái ở bờ rào về ăn, vị nó chua dôn dốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quả mâm xôi có hình như quả dâu đất chị ạ, nhưng cây khóm, quả nhỏ, rất ngọt nếu chín.

      Xóa
    2. Có tới 1000 loại cây thuộc họ mâm sôi nên hay gọi nhầm: Trong Brittanica Concize Encyclopedia có nêu một số cây thuộc chi Mâm sôi, gồm các loại Mâm sôi đỏ, Mâm sôi đen, mâm sôi lai, mâm sôi logan... như ảnh chụp của NC, còn quả phúc bồn tử thì mọng (Berry) mà chữ Raspberry (mâm sôi) có đuôi Berry là quả mọng nên hay nhầm.

      Xóa
    3. Vâng, chắc vậy anh ạ. Lâu quá mới thấy bác dến nhà em. Bác khỏe chứ ạ?

      Xóa
    4. Framboise = Phu'c Bo^`n Tu+? la cach phien am cua Trung Quoc, giong nhua France = Phu' Lang Sa

      Xóa
  3. Bạn thật kỳ công tìm kiếm để xác định một loài hoa quả mà mình thích khi chỉ mới nghe tên và ý định trồng trong vườn nhà. Mình nóng tính nên ko có được đức tính đó! Mình chỉ thích chăm sóc cây cối trong vườn và trồng những loại cây mà mình biết thôi!Đã có lần mình được ngắm một cách thèm thuồng sản phẩm của chúng trong nhà bạn hồi còn ở Yahoo rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình muốn có tất cả các loại cây, hoa mà mình yêu thích, tuy nhiên, để thực hiện được điều này cũng kì công lắm Ngựa ạ.

      Xóa
    2. nếu bạn muốn mua dâu phúc bồn tử thì liên hệ mình. dâu nhà vườn. trồng ở Bắc Hội. là nơi được chứng minh là tốt nhất để trồng và mang lại giá trị tốt nhất. trái to. đẹp. nêu muốn đặt hàng ở HCM thì liên hệ https://www.facebook.com/phucbontuhcm

      Xóa
  4. ĐÃ LÀM NGƯỜI TA CHẢY NƯỚC MIẾNG MỘT LẦN . lẦN NÀY CÒN ghét hơn trước nhiều nhiều.
    EM THẬT GIỎI VÀ TỶ MỶ! CHỊ ĐANG MONG CÓ MỘT M2 ĐẤT ĐÂY!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, đó là em mới đưa lên Blog 1 góc vườn thôi chị ơi, đang chuẩn bị up thêm làm cho chị ghét thêm đây hihi

      Xóa
  5. Theo chị, em đã định nghĩa và dịch đúng tiếng Nga về quả mâm sôi (мaлина ) . Còn quả PHÚC BỒN TỬ thì ảnh là đúng rồi, tuy nó có thể có màu đen và trắng nữa...Tiếng Nga là смородина.
    Chị hỏi thêm, một loại là cây gỗ, một loại là cây bụi phải không em?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, có cả Phúc bồn tử Đen và Vàng nữa, nhà em năm nay trồng được thêm 4 gốc màu đen rồi, quả to hơn quả đỏ một chút nhưng hiếm quả hơn. Cả hai loại Mâm xôi và Phúc bồn tử đều thân bụi, nhìn thoáng giống nhau, lá và thân có gai, nhưng nhìn kĩ sẽ phân biệt được, vì mâm xôi thường vươn cao, cành khẳng khiu, trong khi Phúc bồn tử thì mọc dày hơn, cây thấp hơn. Em sẽ chụp hình toàn cây để chị xem nhé.

      Xóa
    2. Vâng, tiếng Nga là Cмородина, còn tiếng Bul là Kasis chị ạ. Còn quả Malina thì cả 2 thứ tiếng gọi giống nhau.

      Xóa
  6. Em quả là kỳ công đi tìm từ, chị hàng em. Thôi để dễ hiểu và dễ nớ chị cứ gọi nó là смородина cho dễ. Còn người ta dịch muôn màu, muôn vẻ mà nhất là từ tiếng Trung Quốc sang tếng ta nữa thì không biết đâu mà lần, thí dụ ông Сталин họ dịch là ông TỪ ĐẠI LÂM, em thấy có hay không ? Ta cứ dùng từ gốc của nó cho dễ tưởng tượng. Chúc em vui, khỏe ! Chào !












    1 ! Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, nhưng chính vì các cụ ấy không nhìn thấy quả, cây, mà chỉ thông qua từ điển / các loại/ nên tam sao thất bản. Hầu hết trên Google, mọi người đều nhầm quả MÂM XÔI/MALINA/ với quả PHÚC BỒN TỬ / SMORODINA/ chị ạ.

      Xóa
  7. Minh biet ro hai loai qua nay nhung khong biet tieng Viet goi la gi Ben nay moc dai nhieu lam tha Ho ma hai MC a

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thích thế, chị cố gắng hái đi, ăn không hết làm mứt dùng cho mùa đông chị ạ.Rất quí đấy, chắc vì ít người biết công dụng của nó nên mới vậy, chứ bên em hiếm lắm, thậm chí ngoài thị trường cũng khó tìm, vì có một luồng người chuyên thu gom để xuất khẩu chị ạ.

      Xóa
  8. Chị thấy ảnh rồi.cám ơn em nhé!

    Trả lờiXóa
  9. Chúc mừng sinh nhật của Namcua. Anh gửi mã dán vào blog theo đường gmail. vì comment ở blog này không chấp nhận ảnh động
    Chúc em một ngày sinh nhật vui vẻ và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cám ơn anh, vẫn sớm ạ, em sẽ mang về dán lên Blog

      Xóa
  10. Nhờ cụ NoiLieu nên biết được SN của NAMCUA.
    Xin
    CHUC MỪNG NAM CUA

    CHÚC NAM CUA LUÔN TRẺ KHỎE VUI VÀ HANH PHÚC

    Trả lờiXóa
  11. Chị ghé nhờ thiếp chúc của anh Noiieu, vì chị không có thiếp chúc, chúc sinh nhật em đấy nhé. Thông cảm bà già HÀ TIỆN không gửi thiếp chúc. Nếu khi nào học được sẽ gửi, còn bây giờ thì chịu. Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cám ơn chị, dù sao thì " lời chào cao hơn mâm cỗ " chị ơi.

      Xóa
  12. Cảm ơn bạn Namcua đã chú ý tới tên gọi này và tìm hiểu / chụp ảnh về nó. Tôi cho rằng tên Phúc Bồn Tử nên gán với quả "Rubus - Framboise - Raspberry - Malina - Mâm xôi", chứ không nên gán với quả "Ribes - Groseillier - Black Currant - Cмородина-Kacic". Tôi nghĩ rằng cả 2 từ điển "Việt –Anh của Bùi Phụng xuất bản năm 1995 và Anh- Việt của Viện ngôn ngữ-UBKHXHVN xuất bản năm 1990" đều nhầm lẫn khi "gọi quả Phúc bồn tử trong tiếng Anh là quả Ribes". Tôi đang thảo luận ở trang Wikipedia tiếng Việt. (Cuong Huy To)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trang Wikipedia ve "Phuc Bon Tu" http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Họ_Phúc_bồn_tử

      Xóa
    2. Rất thú vị khi thấy có bạn Kent cùng nguyện vọng tìm hiểu về 2 tên gọi của 2 loại quả này.Tôi trồng cả 2 loại này trong vườn và đã được ăn quả của chúng từ 3 năm nay. Trước hết, phải khẳng định đây là 2 quả khác nhau về hình dáng, vị, và thành phần hóa học.Về tên gọi, tiếng Việt thường có ý nghĩa tượng hình, vậy nên, quả mâm xôi / có dáng như mâm xôi/,chính là quả Raspberry- Framboise- Malina, không thể khác được bạn ạ. Còn quả Ribes- Groseillier-Cмородина-Kacic- Phúc bồn tử/ hay là 1 tên khác/, chắc là phải tìm xuất xứ từ tiếng Trung+ thày thuốc người Trung mới ra được, mình lại không rành tiếng Trung, vậy nên đành chấp nhận gọi theo mấy ngôn ngữ nói trên. Cám ơn bạn đã ghé thăm.

      Xóa
    3. Theo hình chị đăng ở trên thì quả đen ở bên này tiếng Pháp goi là Cassis, quả đỏ chín mọng trong ảnh thứ 2 gọi là groseilles và quả hồng trong ảnh cuối cùng thì gọi la Framboise. Quả Cassis khi chín thí ngọt nhưng còn có 1 loai giống Cassis nhưng to hơn và khi chín vẫn chua thì đó là 1 giống Cerise đặc biệt ở miền Bắc, ở đây em cứ "tạm gọi" quả Casis la quả sim chẳng biết có chính xác ko vì khi ở VN em cưng mới được ăn quả sim vài lần và ko nhìn thấy cây sim nhiều. Quả đỏ mọng la quả "phúc bồn tử", còn quả hồng trong ảnh cuối cùng là "dâu rừng". Quả phúc bồn tử ở bên này có 2 màu: màu đỏ và màu xanh lá cây rất đẹp Đây là những điều em biết về các loại cây quả băng tiếng Pháp nên góp đôi lời

      Xóa
    4. Đúng đấy bạn ạ, Cassis và Groseilles thực chất là cùng một loại, vì màu quả khác nhau mà tên khác một chút thôi. Đó chính là Phúc bồn tử / đỏ hoặc đen/, Cassis to và khi chín rất thơm, còn Groseilles thì chỉ chua, ngọt và bổ thôi. Nhưng bạn nhầm Cassis với quả Sim ở VN, vì thân cây và hình dáng quả, vị và mùi khác hẳn nhau. Còn quả Dâu rừng- Mâm xôi thì đúng là Framboise rồi.

      Xóa
    5. bạn kent sai bét nhè ra rồi......Phúc bồn tử phải gán với quả Ribes,Cмородина hay tiếng Tiệp là Rybíz

      Xóa
  13. Người làm vườn nghiệp dưlúc 00:53 8 tháng 8, 2013

    Tóm lại là có 4 loại quả mà chị nêu ra ở đây: Quả đen khi chín có vị ngọt là Cassis (hay la quả sim), quả đen to hơn Cassis 1 chút khi chín vẫn có vị chua thi là 1 giống Cerise đặc biệt, quả phúc bồn tử có 2 loại màu đỏ và màu xanh, và "dâu rừng" hay framboise trong ảnh cuối cùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " quả đen to hơn Cassis 1 chút khi chín vẫn có vị chua thi là 1 giống Cerise đặc biệt," Đoạn này mình không đồng ý với bạn được, vì Cerise chính là quả Cherry trong tiếng Anh, tiếng Việt gọi là quả Anh đào. Cây Cherry / Cerise/ thân gỗ, có thể cao tới hàng chục m, trong khi cây Cassis thân bụi, là có khía, có gai, quả nhỏ hơn rất nhiều.Giống như trên kia trả lời bạn Nặc danh, quả Cassis cũng không thể là quả Sim ở VN, ,mà quả Sim ở VN có thể cùng họ với quả Việt quất / Blueberries hay Bleuets / bạn ạ.

      Xóa
  14. Chi NC co ban giong qua mam xoi ko a? Neu chi ban xin goi cho em nha chi 0947 02 05 88

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây Mâm xôi nhân giống từ cây con / chia từ rễ cây mẹ / em ạ. Nếu em ở gần chị, sẽ tặng em cây con, nhưng xa quá nên chị chẳng thể nào giúp em được. Sorry.






      Xóa
    2. mam xoi co phai la dau tay k a

      Xóa
    3. KHÔNG, DÂU TÂY MỌC THẤP, LÀ LÀ MẶT ĐẤT HOẶC MỌC TRÊN CAO RỦ XUỐNG, CÒN MÂM XÔI LÀ CÂY THÂN GỖ, MỌC THÀNH KHÓM CHÁU Ạ.

      Xóa
  15. [img] http://tcdanong.vn/Upload/SK-27_8-quamamxoi-in1(1).jpg [/img]
    Bicon sống gần rừng, đây là quả Mâm sôi, mỗi khi lấy củi thường hái ăn...chơi!, chẳng thấy ai trồng ở vườn đại trà. Cành, ngọn Mâm sôi chặt về, phơi khô sắc cùng lá Lạc Tiên, dễ ngủ an thần!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy ạ, lá cành cây mâm xôi đều dùng được, thơm lắm anh ạ, làm trà an thần rất tốt.

      Xóa
  16. Cháu chào cô. Tình cờ cũng đang thắc mắc về 2 loại quả này nên cháu tìm đến được bài viết của cô. Cháu xin cảm ơn cô vì những thông tin rất bổ ích :)
    Cô ơi, cháu xin hỏi cô trồng cây mâm xôi này từ hạt giống hay từ cây ạ? Cháu ở Hà Nội và đang tìm mua giống cây này, nhưng tìm khắp trên mạng không thấy có chỗ nào bán. Cô có biết ở đâu bán không, cô chỉ giúp cháu với nhé.
    Cháu cảm ơn cô và chúc cô nhiều niềm vui trong cuộc sống :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào cháu. Cám ơn cháu đã quan tâm cả hai loại cây mà cô yêu mến. Cây mâm xôi nhân giống từ rễ cháu ạ, vì nó lan rất nhanh nếu gặp đất thích hợp. Cô rất muốn giúp cháu nhưng chưa nghĩ được cách nào mang về VN cháu ạ. Đặc biệt, 2 loại cây này thích khí hậu mát, gần núi, cho nên nếu cháu trồng ở thành phố, cô sợ không được đâu cháu ạ.

      Xóa
    2. Ôi, ra là vậy. Thế thì trước hết cháu sẽ tìm chỗ mua 2 loại quả này về thưởng thức đã rồi sẽ tìm cách trồng sau ạ :D
      Cháu cảm ơn cô nhiều. Chúc cô nhiều niềm vui và vườn nhà ngày càng xanh tốt cô nhé :D

      Xóa
  17. con cũng đang thắc mắc là tại sao 2 quả hình dáng khác nhau mà lại gọi chung là phúc bồn tử (mâm xôi) và nhờ bài viết của cô mà bây h con có thể phân biệt và biết cách gọi tên của từng loại. con cảm ơn cô nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, cô cũng thắc mắc mãi cho đến khi trồng được cả 2 loại cây này trong vườn nhà đấy cháu ạ.

      Xóa
  18. và cô cho con hỏi là phúc bồn tử có thể trồng ở đâu? con ở Đà Lạt nên ko biết có trồng được phúc bồn tử như trông mâm xôi ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trồng được cháu ạ. Cả hai loại cây này đều thích hợp với nhiệt độ mát , ẩm, trên vùng cao.

      Xóa
    2. nếu bạn muốn mua dâu phúc bồn tử thì liên hệ mình. dâu nhà vườn. trồng ở Bắc Hội. là nơi được chứng minh là tốt nhất để trồng và mang lại giá trị tốt nhất. trái to. đẹp. nêu muốn đặt hàng ở HCM thì liên hệ https://www.facebook.com/phucbontuhcm

      Xóa
  19. cô ơi vậy công dụng của hai loại này ra sao ạ? con tìm trên google thì thấy cũng na ná nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô có bài viết về công dụng của quả Phúc bồn tử đấy cháu à : http://namcua.blogspot.com/2013/06/nhung-cong-dung-cua-qua-phuc-bon-tu.html

      Xóa
  20. cô ơi vậy công dụng của hai loại này ra sao ạ? con tìm trên google thì thấy cũng na ná nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô có bài viết về công dụng của Phúc bồn tử đó, chẳng hạn, loại PBT đen ngoài các tác dụng như loại đỏ, chũng còn rất có lợi cho mắt, làm tinh tường, chống viêm nhiễm, loại đỏ thì có tác dụng chữa bệnh viêm tiết niệu cho phụ nữ, công dụng vô cùng. Cháu tìm xem bài cô viết trong Blog này nhé.

      Xóa
  21. co oi vay phuc bon tu ne, mam xoi ne, dau tay ne, dau tam ne co ba con ho hang k vay co?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phúc bồn tử và mâm xôi có hình dạng cây và lá gần giống nhau, dâu tây thì khác hẳng về hình cây, nhưng lá gần giống lá mâm xôi cháu ạ.

      Xóa
  22. nam ơi cho mình xin hạt phúc bồn tử được không vậy, mình ở cần thơ, 0902970016 số điện thoại của mình đó, cám ơn bạn nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Nong dan, nhà mình trồng PBT bằng cây con chứ không bằng hạt nên mình cũng không có hạt, nhưng sẽ tìm giúp cho bạn nhé.

      Xóa
  23. Cô ơi, theo như con tìm hiểu thì mâm xôi tên tiếng anh là blackberry chứ ko phải là raspberry ạ. Blackberry và Raspberry là 2 loại khác nhau phải không cô? Cô có tài liệu gì về mâm xôi, cô có thể cho con được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Blackberry trong tiếng Bulgaria gọi là cây Kapina, cũng mọc thành khóm , bụi, rất nhiều gai, quả màu đen, to và dài hơn quả Raspberry / màu đỏ/, nhưng cũng có dạng y hệt như nhau. Theo cô, cả hai loại này đều gọi là quả mâm xôi / đỏ và đen/, vậy thôi cháu ạ. Còn quả Ribes/ phúc bồn tử/ hình dạng khác hẳn / và cũng có 2 màu đỏ, đen, thậm chí có nơi còn có quả màu vàng nữa.Cháu có thể tìm trên Wikipedia / http://en.wikipedia.org/wiki/Blackberry/.

      Xóa
    2. Con cảm ơn cô ạ! Như cây Mâm xôi cô trồng là Mâm xôi đỏ đúng ko ạ? Ở những tỉnh nào có thể trồng Mâm xôi vậy ạ? Con muốn làm đề tài về Mâm xôi ạ.

      Xóa
    3. Nhà cô chỉ trồng Mâm xôi đỏ, còn cây Blackberry thì rất nhiều gai và khóm bụi tốn chỗ nên cô không thích trồng, cây này mọc dại ven đường lên núi thôi cháu ạ.Loài cây này thích nhiệt độ mát, mùa xuân mọc lá, ra hoa và kết quả, thu hoạch liên tục tới khoảng giữa tháng 7 cháu ạ. Cô sống bên Bulgaria nên không biết ở VN và các nơi khác thế nào.

      Xóa
    4. Cháu đang nghiên cứu về cây Mâm xôi nhưng không có nhiều tài liệu, cô có thể giúp cháu được không ạ? Cháu có vài thắc mắc như thế này ạ. 1. Mình trồng cây Mâm xôi là sử dụng cây non phải không cô? Cách trồng như thế nào vậy ạ? 2. Nên trồng Mâm xôi vào mùa nào và thời tiết như thế nào để cây phát triển tốt ạ? 3. Theo như cháu tìm hiểu thì cây Mâm xôi là cây lâu năm, vậy khoảng cách ra quả của mâm xôi là bao lâu ạ? 4. Từ lúc có quả đến lúc kết thúc ra quả là mấy tháng vậy cô? Mình sẽ thu hoạch liên tục trong thời gian đó hả cô? Cô giúp cháu với cô nhé, cháu cám ơn cô nhiều lắm ạ.

      Xóa
    5. Cháu vào đọc ở đây nhé: http://en.wikipedia.org/wiki/Rubus_idaeus
      Khi nào cô rảnh rỗi sẽ viết thêm cho cháu những kinh nghiệm thực tiễn của cô.

      Xóa
  24. nếu bạn muốn mua dâu phúc bồn tử thì liên hệ mình. dâu nhà vườn. trồng ở Bắc Hội. là nơi được chứng minh là tốt nhất để trồng và mang lại giá trị tốt nhất. trái to. đẹp. nêu muốn đặt hàng ở HCM thì liên hệ https://www.facebook.com/phucbontuhcm

    Trả lờiXóa
  25. Thuc ra Blackberry rat de nham lan voi Black Raspberry:
    http://www.wikihow.com/Tell-Raspberries-and-Blackberries-Apart

    Blackberry va Raspberry deu thuoc chi Rubus (Mam xoi)
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_M%C3%A2m_x%C3%B4i
    Blackberry - Phân chi Eubatus
    Raspberry - Phân chi Idaeobatus

    Black Rasberry (Rubus occidentalis)

    Phuc bon tu la mâm xôi đỏ cũng gọi là mâm xôi châu Âu (Rubus idaeus)
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Rubus_idaeus

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như bạn này ko đọc bài viết kĩ thì phải,

      Xóa
  26. Ribes (Lý chua, hay Lý gai)
    Một vài sách báo tiếng Việt cũng gọi các loài thuộc chi này là "Phúc bồn tử" nhưng tên gọi này dường như ban đầu vốn chỉ dành cho các loài thuộc chi Mâm xôi, Họ Hoa hồng.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_L%C3%BD_chua

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khá nhiều người sao chép để viết thành sách chứ họ ko có thực tiễn để phân biệt các giống cây này bạn ạ.

      Xóa