Trước năm 1975, tin đồn và cả báo chí
đều loan truyền về những ông vua không ngai của những người Việt gốc Hoa
trong Chợ Lớn. Vua phế liệu và tín dụng Lâm Huê Hồ, vua lúa gạo Mã Hĩ
và bà Lại Kim Dung (nữ hoàng gạo), vua bột ngọt Vị Hương Tố, Trưởng bang
Triều Châu là Trần Thành, vua dệt và sắt thép Lý Long Thân…
Trong đó nổi bật nhất là Lý Long Thân.
Tin đồn đại cường điệu hóa sai sự thật cho rằng, ở Sài Gòn Chợ Lớn chỉ
có hai người muốn gặp Tổng thống Thiệu lúc nào cũng được, đó là Lý Long
Thân và Trần Thành, miễn là cứ đến Dinh Độc Lập thì được mở cửa mời vào.
Lý do được ưu đãi là vì hai người này đã bỏ tiền ra giúp Tổng thống
Thiệu trong cuộc tranh cử.
Người bình dân lười suy nghĩ, nhẹ dạ dễ
tin thì cho rằng đó là sự thật, nhưng nghĩ ra thì hoàn toàn vô lý.
Sự thật đơn giản là, bất cứ một ai, khi
muốn gặp một người lớn hơn mình, hay ngưòi ngang hàng như bạn bè, hoặc
người nhỏ hơn mình như thuộc cấp hay con cháu, thì cũng phải báo trước
để xem người mình muốn gặp có ở nhà hay không ? Nếu ra ngoài thì chừng
nào về ?
Nhất là đối với các cấp chỉ huy quân
đội, lãnh đạo quốc gia, thì việc giải quyết chiến trường là tối quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn
vong của quốc gia, dân tộc, không ai có thì giờ nhàn rỗi để sẵn sàng
tiếp những tên cha căng chú kiết nào đó để nói chuyện tào lao cả. Hơn
nữa, các cấp chỉ huy đều có tùy viên hoặc chánh văn phòng phụ trách
những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, để xếp thứ tự ưu tiên tùy theo tính cách
quan trọng của sự việc.
Những ông vua đã không có “ngai vàng”
trong một thành phố nhỏ như Chợ Lớn thì làm sao mà sánh được với ông vua
thực sự là Tổng thống, thì làm gì mà Tổng thống phải nể sợ ?
1/-
Tổng quát về Lý Long Thân
A/-
Vài nét về lý lịch : Người dân Sài Gòn-Chợ Lớn ít nhiều đã
nghe tiếng về một thương gia người Hoa mà báo chí thường nhắc đến như
một ông vua không ngai trong nền kinh tế miền Nam, đó là Lý Long Thân.
Tìm hiểu về con người nầy hơi khó bởi vì ông ta cũng sống bình thường,
khá giản dị và kín đáo.
Lý Long Thân sinh ngày
27/8/1918 tại Amoy tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Cha là Lý Ngọc, mẹ tên
Trương Thị. Gia đình nông dân đông con, bữa đói bữa no, nên ngay từ nhỏ,
Lý đã có khát vọng cho một cuộc đổi đời.
Năm 1938, lúc 20 tuổi, Lý và người bạn
tên A Chảy đi làm thuê, góp tiền làm lộ phí, đến giữa năm đó thì họ có
mặt ở Hải Phòng. Nhưng hải cảng nầy không phải là nơi dung thân của họ
Lý. Hắn lại trốn lên tàu, làm thuê, mò đường vào Sài Gòn. Anh ta tìm đến
bang hội Phúc Kiến ở Chợ Lớn để nhờ giúp đở.
Do mặt mày sáng sủa, ăn nói lễ độ, tay
chân nhanh nhẹn, thu phục được tình cảm của Bang chủ, nên anh ta được
giới thiệu vào làm việc tại một hiệu kim hoàng nổi tiếng là Kim Thành.
B/-
Tay trắng làm nên sự nghiệp
-
Phần hùn trong tiệm vàng Kim Thành : Lý Long Thân
thông minh, sáng dạ, cần mẫn và chăm chỉ nên được chủ tiệm tin cậy. Do
bặt thiệp, dễ mến, Lý sốt sắng chỉ mối, giúp đổi tiền, làm trung gian
giữa khách hàng và chủ tiệm trong việc mua và bán vàng. Khách hàng là
những người có địa vị, làm ăn lớn, giàu có, trúng mánh nhờ cờ bạc hoặc
áp phe buôn bán. Qua trung gian ăn chặn, hưởng hoa hồng, nhờ thông minh,
nhạy bén nắm bắt thời cơ khi giá vàng lên, xuống, trong 5 năm Lý đã có
một số vốn khá to, bỏ tiền vào phần hùn của tiệm. Kim Thành là một tiệm
mua bán vàng uy tín lớn ở Đông Nam Á, từ Sài Gòn, Hà Nội, Nam Vang
(Phnom Penh) và Lào…
Vàng Kim Thành nổi tiếng với hình trái
núi, độ vàng ròng tinh khiết 999.9 % nên được gọi là vàng 4 số 9. Một
lượng vàng lá nặng 37.5 g, gồm 2 miếng rưởi. Hai miếng nặng 15g/miếng và
1 miếng nhỏ nặng 7.5g. Cả 3 lá được gói trong một bao giấy dầu hiệu Kim
Thành.
-
Mở công ty môi giới địa ốc Tong Yuan và Savico :
Khi vốn đã lên tới bạc triệu, Lý bỏ Kim Thành, ra lập công ty môi giới
địa ốc Tong Yuan. Nhờ kinh nghiệm môi giới, quen biết rộng rãi, việc làm
ăn phát đạt thu về hàng vạn bạc mỗi tháng.
Năm 1943, Lý đem hết tiền mua cổ phần
công ty SAVICO (Địa ốc thương cuộc) rồi mở mang sang việc xuất nhập cảng
dựa trên quan hệ Hoa kiều Chợ Lớn với người Hoa Hồng Kông, Đài Loan và
cả Hoa lục nữa, mà Lý là một mắt xích. Việc kinh doanh mang tầm vóc quốc
tế.
3/-
Ông vua hai ngai
A/
Ngành dệt tơ sợi : Chính quyền Đệ nhất Cộng Hòa cấm người
Hoa kinh doanh một số ngành nghề, ngay lập tức, Lý Long Thân xin nhập
quốc tịch Việt Nam.
Vào tháng 3 năm 1959, Lý Long Thân ký
quỹ một số tiền rất lớn để được giữ chức vụ Hoa Vụ Kinh Lý tại ngân hàng
Việt Nam Thương Tín. Ở chức vụ nầy họ Lý chuyên trách thu hút đầu tư
của các đại xì thẩu người Hoa, để thành lập hai công ty VINATEXCO (Việt
Nam Vải Sợi Công Ty) và VINATEFINCO (Việt Nam Vải Sợi Hoàn Tất Công Ty).
Vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập cảng nên Lý Long Thân thao túng
phần lớn thị trường vải sợi miền Nam.
Tại nhà kho ngay cầu Tham Lương, gần ngã
tư Bảy Hiền, vật liệu và hoá chất phục vụ cho dệt nhuộm nhiều đến nổi
cung cấp liên tục trong 3 năm không hết.
B/-
Ngành sắt thép và máy móc :
Lý Long Thân không ngừng phát
triển kinh doanh, ngành nghề nào hái ra tiền thì chớp thời cơ nhảy vào
hốt bạc. Từ dệt tơ sợi, nhảy sang sắt thép. Thành lập nhà máy cán thép
VISACA. Đến năm 1974 nhà máy nầy có số vốn là 600 triệu đồng.
“Người cày có ruộng”. Nông thôn chuyển
mình. Nắm bắt cơ hội, Lý Long Thân cho ra đời hàng chục công ty lớn nhỏ,
nhập cảng ào ạt các loại máy móc nông nghiệp, ngư cụ và hàng tiêu dùng.
Dưới tay họ Lý, 19 kho hàng và hàng chục cơ xưởng rải ra khắp Sài Gòn –
Chợ Lớn. Bất cứ lúc nào, những nhà kho trong Phú Thọ Hoà cũng có sẵn
hàng trăm chiếc máy cày hiệu Kohler, Kubota, máy bơm nước, máy phát điện
nhỏ, máy đuôi tôm, nhập cảng từ Nhật Bản. Hàng loạt nhà kho chứa đầy
phụ tùng các loại xe gắn máy, hàng tiêu dùng…
Để quản lý khối tài sản khổng lồ thuộc
nhiều ngành nghề khác nhau, Lý Long Thân đã tạo ra những liên minh quyền
lực chằng chịt dày đặc. Và Lý Long Thân đã trở thành ông vua hai ngai,
ngành dệt vải và máy móc
/theo Trúc Giang –
Minnesota ngày 13/6/2013/
/ còn nữa/
Người Hoa biết kinh doanh giỏi thật đấy! Ông này là một kiệt xuất phải không em?
Trả lờiXóaEm cũng có bản lĩnh kinh doanh. Chị thì chịu em ạ!
Vâng, ngay từ thời đó mà ông ta đã biết xoay xỏa đủ đường, mưu lược các kiểu và rất thành công trong thương trường. Chị đón xem phần 2 nhé để xem số phận con người thế nào trong cuộc đời này. Em có bản lĩnh trong nhiều chuyện / hơi huênh hoang môt chút hihi/, nhất là bản lĩnh để sống một mình không cần nương tựa đàn ông chị ạ.
Xóabài rất hay
XóaChị cũng nghe kể người Hoa ở Sài gòn trước 1975 rất đông và rất khá giả do họ có bản lĩnh kinh doanh, họ đa phần rất thông minh nên thành đạt trong làm ăn. Cám ơn em về câu chuyện đã sưu tầm. Chúc vui vẻ.
Trả lờiXóaDạ, em cám ơn chị đã ghé thăm. Người Hoa thông minh, bản lĩnh và mưu lược lắm, chính vì vậy họ thành đạt và mang trong mình dòng máu của " nước lớn" chị nhỉ.
Xóa