Rau Sam có tên tiếng Anh là Purslane, cả cọng, lá và bông đều ăn được. Có vị chua, chất nhớt, ăn luộc, xào, canh hay lẩu gì cũng ngon. Theo bảng dinh dưỡng dưới đây thì rau Sam giàu sinh tố A, C và khoáng chất iron, magnesium, manganese, copper… Loại rau này mọc dại như cỏ nên nhiều khi mình không thèm để ý đến nó. Vườn sau nhà DS có nhiều lắm, thường thì nhổ bỏ, nhưng hôm kia tình cờ đọc bài 5 Nutritious Leafy Greens You've Never Heard Of, có nói về Purslane, không biết nó là gì, đi tìm trên Google mới biết là rau Sam và giá trị dinh dưỡng của nó.
Purslane (Portulaca
oleracea), raw, fresh,
Nutritive value per 100 g.
(Source: USDA National Nutrient data base)
Nutritive value per 100 g.
(Source: USDA National Nutrient data base)
Rau Sam có nhiều loại, có loại có bông đủ màu đẹp ghê.
Rau Sam còn có vị thuốc theo bài viết RAU SAM, CÂY RAU
VỊ THUỐC của Lương Y Võ Hà như sau:Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.
Mô tả. Rau Sam còn có tên là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea. Rau Sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẻ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành mẩm, nhẳn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt màu đen. Ở nước ta rau Sam thường chỉ mọc hoang. Hiếm khi thấy rau Sam được gieo trồng hoặc bày bán làm thức ăn. Tuy nhiên nhiều gia đình ở nông thôn vẫn dùng rau Sam để luộc hoặc nấu canh ăn như những loại rau trồng khác. Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát.
Thành phần. Rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.
Tác dụng dược lý. Từ lâu y học dân gian nước ta thường dùng rau Sam làm thuốc sát trùng trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu rát Nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ dùng rau Sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn. Người Ấn Độ còn dùng rau Sam làm thuốc co mạch. Dân Haiti và Thổ Nhỉ Kỳ dùng sau Sam để làm thuốc an thần, chữa bệnh mất ngủ. Nhiều vùng ở Trung Quốc, Thổ Nhỉ Kỳ, Brazil, Cộng Hoà Dominique dùng rau Sam để lọc máu, tiêu viêm, giảm đau. Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc còn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể.
Theo Đông y rau Sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiểm, lở ngứa, kiết lỵ.
Theo kinh nghiệm riêng của tác giả, rau Sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu. Có một số trường hợp viêm cầu thận, viêm bàng quang hoặc viêm đường niệu đạo dây dưa nhiều ngày do vi trùng đã lờn thuốc kháng sinh Tây y nhưng lại đáp ứng rất tốt với rau Sam. Với liều khoảng 600gram rau tươi một ngày, sắc cô lại cho bệnh nhân uống mỗi 2 hoặc 3 giờ thường không quá một ngày các chứng buốt, rát, đau quặn đã biến mất.
Sau đây là một số cách sử dụng rau Sam đơn giản có thể thực hiện ở gia đình.
Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.
Rau Sam tươi 600gr
Gừng sống 7 đến 9 lát
Nấu sôi khoảng 400cc nước. Khi nước sôi lần lượt cho cả rau và gừng sống vào. Đảo qua lại vài lần. Chỉ sau khoảng 7 đến 10 phút là có thể chắt nước ra uống được. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm được tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm vào một chút muối. Chia ra uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 hoặc 3 giờ. Có thể ăn cả xác. Gừng sống trong bài có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng cường chức năng khí hoá ở Thận và Bàng quang.
Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.
Rau Sam tươi 100gr
Gừng sống 3 lát
Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ.
Rau Sam tươi 100gr
Giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Chia ra ăn làm 2 lần trong ngày. Ăn từ 3 đến 5 ngày.
Chữa kiết lỵ cấp tính.
Rau Sam tươi 100gr
Giã nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường đen vào để uống.
Chữa sán sơ mít.
Rau Sam tươi 100gr
Giã nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.
Chữa bệnh giun kim.
Rau Sam tươi 80gr
Giã nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.
Chữa mụn nhọt sang độc.
Rau Sam tươi một nắm.
Giã nát đấp lên mụn nhọt băng lại
Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
Hôm qua DS và mẹ ăn lẩu Thái chay nhúng với các loại
rau ngoài vườn mà trong đó có rau Sam. Ngon tuyệt vời!
Rau Sam không tốn tiền mua lại ngon và bổ dưỡng, các bạn
thử tìm ngoài vườn nhà mình xem có không nhé. Nó là rau hữu cơ đấy!
Chúc các bạn nhiều bữa cơm với rau Sam thật ngon.
Nam
Mô A Di Đà Phật.Diệu Sương
Rau Sam mình vừa hái từ vườn nhà vào đây
Rau sam thì mình rất quen thuộc thời kỳ sống ở miền Trung và miền Bắc, nhưng sao mình thấy thân cây của nó giống thân cây của loài hoa 10 giờ (đủ màu) ở phía nam thế, hay chúng cùng một HỌ ?- thế thì hoa 10 giờ cũng ăn được chứ nhỉ !
Trả lờiXóaThân cây hơi giống nhưng lá khác hẳn Hoàng Thị Nhật Lệ ạ.
Xóarất hay
XóaChả biết chị bị thế nào mà tự nhiên ...cả tuần đang cần món RAU SAM này đây. Cứ tưởng mỗi bên VN có thôi chứ. cái rau này trộn chút muối vừng và rau thơm... ăn sống ngon lắm!
Trả lờiXóaÔi, bên em nhiều lắm, mọc dại đầy lối đi mùa này. Em thường hái / trong vườn nhà thôi/, luộc lên cho tý gừng, lọc nước uống mát lắm chị ạ. Em chưa ăn sống bao giờ, sẽ ăn thử giống chị xem sao.
XóaNhà mình hiện đang trồng rau sam trong hộp xốp bạn ah. Mình hái sam trộn với rau dền, rau lang, mùng tơi là có bát canh ngon và mát, có khi luộc. Nhưng mình chưa ăn sống bao giờ cả. Hóa ra rau sam có nhiều tác dụng thế! Chúc NC một tuần mới thật vui tươi...
Trả lờiXóaCám ơn Ngựa nha, mình cũng sẽ trộn thử như bạn nấu canh ăn. Mùa này sướng thật, bên mình cũng có đủ các loại kia đấy / chỉ thiếu rau lang thôi/.
XóaNhà mình hiện đang trồng rau sam trong hộp xốp bạn ah. Mình hái sam trộn với rau dền, rau lang, mùng tơi là có bát canh ngon và mát, có khi luộc. Nhưng mình chưa ăn sống bao giờ cả. Hóa ra rau sam có nhiều tác dụng thế! Chúc NC một tuần mới thật vui tươi...
Trả lờiXóaUi, mà mình muốn hỏi bạn : Lá khoai tây có ăn được không nhỉ? Mình trồng khoai lang không lên, nhưng khoai tây thì tốt lắm, lá xanh mơn mởn mà chẳng phải tưới tắm gì.Mách cho mình nhé.
XóaNgày xưa, lúc còn đói, nghèo, những lá cây trồng lấy củ quả, như đỗ xanh, đỗ, đỏ, rau khoai lang hay khoai tây em đều đã ăn hết cả rồi chị ạ. Ngọn khoai tây luộc lên ăn cũng ngon không kém gì các loại rau khác đó chị ơi.
XóaEm đã từng ăn rồi ạ.
Thật hả em. Chị tìm mãi trên mạng mà chẳng thấy đâu nói đến ngọn khoai tây thành ra chẳng dám ăn, mặc dù nó xanh mướt.Cám ơn Như Mai nhé.
XóaNgày trước, lúc còn nhở nhà em ở Bắc, bà và mẹ hay dẫn em ra đồng hái ngọn khoai tây và các loại lá rau đỗ để làm thức ăn. Em nhớ là khoai tây thì chỉ trừ củ đang mọc mầm là không nên ăn vì lúc ấy nó tiết ra chất để nuôi mầm cây, nhưng củ thì rất nhiều độc tố vì thế không nên ăn. Còn ngọn thì khi tốt quá cũng cần phải bấm bớt đi để cho chất dinh dưỡng tập trung vào củ, và thế là ngọn rau một lúc có hai tác dụng chị ạ.
XóaHay quá, thế nào sáng mai chị cũng phải làm một bữa ngọn khoai tây luộc xem ra sao. Chị biết là hoa khoai tây làm trà chữa một số bệnh thôi.
XóaRau này luộc lên rồi chấm với nước mắm cốt thì ăn được cơm lắm chị ạ. Em thích uốn luôn cả nước của nó nữa nên thỉnh thoảng em nấu canh rau sam với hến để ăn được cả cái lẫn nước.
Trả lờiXóaĐọc bài này của chị mới biết nó có nhiều tác dụng hơn em biết.
Cám ơn chị ạ!
Tuyệt vời, đúng là nấu với hến thì ngon hết chỗ, chị không nhớ ra. Cám ơn em nhé.
Xóa