Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Nikulden – ngày lễ Thánh Nicolas ở Bulgaria

Thánh Nicolas còn được gọi là Santa Claus và người Việt nam thường gọi là Ông già Noel. Lễ kính vị thánh này là vào ngày 6 tháng 12 hàng năm (ngày mất của Thánh Nicolas).
Hôm nay là một trong những ngày lễ lớn nhất Bulgaria, lễ Nikulden, dành riêng cho thánh Nicholas.  Nếu sấm sét trên thiên đường thuộc thánh Elias và dưới thế giới âm phủ là Michael Archangel, thì phần không gian giữa trái đất và thiên đàng là của thánh Nicholas.
Có một truyền thuyết kể về việc phân chia thế giới. Trong đó Thánh Nicholas được phân các vùng biển, sông hồ, và vì thế ông được coi là người bảo trợ toàn bộ thế giới mặt nước, cũng như gió biển. Ông là vị thánh bảo trợ cho các vùng biển, sông hồ, cho các thủy thủ và ngư dân, doanh nhân và chủ ngân hàng, cho gia đình và dòng họ.
Thánh Nicholas là người làm biển động, tạo ra và dừng những cơn gió. Ông đi dạo quanh biển, cứu vớt tàu thuyền, thủy thủ và ngư dân gặp nạn trên biển. Theo tín ngưỡng dân gian, khi Thánh Nicholas tức giận ông gây ra bão tố làm nhấn chìm tàu thuyền. Đó là lý do tại sao dân chúng nói rằng trong ngày lễ Thánh Nicholas (Nikulden) tất cả thuyền buồm ngừng di chuyển, để xoa dịu và tỏ lòng tôn kính bắt buộc đối với vị thánh bảo trợ.
Trong ngày lễ Nikulden nhất thiết phải ăn cá
Theo truyền thống vào ngày này trên mỗi bàn ăn phải có món cá, thường là cá chép, bởi vì theo truyền thuyết cá chép là “đầy tớ” của Thánh Nicholas.
Có một truyền thuyết nói rằng trong một lần, khi Thánh cùng với những người đồng hành của mình đi trên một chiếc thuyền, sóng biển mạnh làm thủng đáy tàu. Nicholas kéo từ dưới biển lên một con cá chép, bịt vào lỗ trên thuyền, và nhờ vậy tất cả mọi người được cứu thoát.
Ngày lễ này là để tế biển. Đồ tế lễ là cá còn nguyên vảy, cá không có vảy mang lại những suy nghĩ buồn và nghèo đói. Khi làm cá phải đánh vảy thật cẩn thận không để rơi xuống đất. Nếu vẫn có vảy cá rơi xuống đất thì không được dẫm lên, vì nếu ai dẫm lên vẩy cá sẽ không có sức khỏe tốt trong suốt cả năm. Xương cá được được thu nhặt lại và đem đốt, chôn xuống đất hoặc thả trong nước.
Cá chép được nhồi đầy gạo, bulgur, quả óc chó, hành tây và nho khô, bọc lại và nướng trong bột. Món ăn của ngày lễ được nấu như vậy và được gọi là “Rybnik”.
Rybnik – món cá chép tẩm bột, được coi là món ăn truyền thống của ngày lễ. Cá được nướng trong lò, cùng với bánh mì lễ – hai chiếc bánh cho mỗi nhà. Trong ngày lễ thánh Nicholas trên bàn ăn, ngoài món rybnik và bánh mì nghi lễ, phải có cả các món chay như: ngô luộc, lúa mì, lá rau, ớt, đậu.
Theo tục lệ, các bà nội trợ giữ lại xương đầu cá, có hình dạng như cây thánh giá.
Xương này – “krahche” hay “duna – đáy” được coi là có thể chữa bệnh. Các bà mẹ khâu nó vào mũ của trẻ sơ sinh để bảo vệ chúng khỏi những ánh mắt ác.
Có nhiều chuyện kể về đời sống đạo đức và lòng tốt của Thánh Nicholas, nổi tiếng nhất là câu chuyện ở thành phố Petra quê hương ông. Một người vốn giàu có và được tôn kính trong thành phố bất ngờ bị phá sản và không thể gả chồng cho ba cô con gái của mình vì không có của hồi môn. Một đêm, Thánh Nicholas bí mật ném qua cửa sổ nhà người đàn ông tội nghiệp đó một túi lớn đầy tiền vàng. Sáng dậy người cha không thể tin vào mắt mình – ngay giữa phòng lấp lánh những đồng tiền vàng. Ông hết lòng cám ơn Chúa và nhờ số vàng đó chẳng bao lâu sau cô con gái đầu lòng của ông đã lấy được một chàng trai tốt.
Sau đó ông lại lo lắng việc cưới gả cho cô thứ hai, thì ông lại cũng nhận được một túi tiền vàng để làm lễ thành hôn cho cô. Ngoài việc cám ơn Chúa, ông đoán là có một ân nhân nào đó bí mật giúp đỡ.
Vì còn cô thứ ba phải cưới gả, nên ông quyết định rình xem để nhìn tận mặt vị ân nhân. ”Lạy Chúa nhân từ – người cha cầu xin – hãy cho tôi thấy được ân nhân của mình!” Chẳng bao lâu mong muốn của ông được đáp ứng. Một đêm tối trời, ông nghe thấy tiếng ai đó mở cửa sổ và lần thứ ba bay vào một chiếc túi đầy vàng. Ông vội lao ra ngoài chạy theo người lạ, và khi đuổi kịp ông nhận ra Thánh Nicholas. Ông bèn quỳ xuống trước Thánh nhân và nói: “Nếu Chúa không gửi Ngài xuống cứu vớt chúng tôi, có khi tôi đã thành kẻ ăn xin hoặc một tên trộm. Cảm ơn Ngài đã giữ cho tôi tránh khỏi tội lỗi”.
Sau đó người đàn ông trở thành ngư dân và mỗi lần bắt được cá, ông đều hôn lên con cá và nói: “Vì Thánh Nicholas”. Kể từ đó, vào ngày 06 tháng 12 người ta đều ăn cá, đặc biệt là cá chép, tượng trưng cho sức mạnh và sự tốt lành.
Trương truyền rằng khi đóng xong một chiếc thuyền mới, trên đó phải gắn biểu tượng của Thánh Nicholas. Người ta tin rằng nó sẽ bảo vệ con thuyền khỏi các cơn bão to gió lớn. Những khi có bão, những người vợ ngư dân đi ra bờ biển mang theo ảnh Thánh và nhúng xuống nước ba lần như một câu thần chú để đưa người đàn ông của họ còn sống mạnh khỏe trở về.

By  Thanh Hằng / https://doanbulgaria1976.wordpress.com/

22 nhận xét:

  1. xin chia sẽ với bạn.chúc an lành

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn Xuân Long Nguyễn đã ghé thăm. Chúc cuối tuần vui khỏe nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Ôi chị đọc bài này của em thì ngày lẽ đã qua. Tiếc quá! Nhưng thật thú vị, biết lai lịch ngày lễ thánh Nicolas em ạ. Chắc bên đó em đã có một ngày lễ vui vẻ...
    Hi, hôm qua chị cũng ăn cá chép...nấu dưa !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, mấy hôm nay em bận quá nhưng cũng kịp mua con cá chép bỏ lò nướng chị ạ.Sống ở đâu mình theo phong tục đó chị nhỉ?

      Xóa
  4. Hay nhỉ! Nước mình lại cúng cá chép vào ngày ông công ông táo 23 tháng chạp âm lịch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như cũng có những điểm trùng hợp đấy chị, tuy ý nghĩa mỗi nơi mỗi khác. Bên này họ cũng có nhiều ngày lễ giống ta lắm chị ạ.

      Xóa
  5. Chị hoàn toàn không biết chuyện em kể trên. Chị chỉ biết có ngày 23 tháng chạp VN cúng ông công ông táo cưỡi 3 chú chép đưa lên trời thôi. Bây giờ VN sáng tạo cúng cá chép GIẤY , em ạ. Người ta thả cá chếp đầu này thì đầu kia BẮT, chắc vì thế mà người ta nghĩ ra dùng cá chép giấy cho ông công ông táo cưỡi lên trời. Hìiii !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, bên BUl họ có nhiều ngày lễ đặt tên, mỗi tên đều gắn với một ông Thánh, bà Thánh hoặc một truyền thuyết chị ạ.

      Xóa
  6. Mình không biết về lễ này bạn ạ. Thật tuyệt! mỗi đất nước đều có những truyền thuyết về các vị Thánh của mình.
    Mình không theo đạo nào nhưng ngày lễ Thánh mình vẫn ngước lên trời cầu Chúa. Mình tin với tấm lòng thành, Chúa sẽ phù hộ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NC cũng thế Ngựa à, mình tin là có Chúa Trời.

      Xóa
  7. Ôi bàn tiệc của em hấp dẫn quá, chúc vui vẻ đón Giáng sinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cám ơn chị, bàn tiệc truyền thống của người Bul thôi, chứ em chỉ có mỗi con cá chép nướng bỏ lò, ăn với rau salat kiểu VN chị ạ.

      Xóa
  8. Cuối năm đến thăm em lại được biết thêm phong tục của người Bumgari.Mong em thật khỏe để có sức chịu rét.

    Trả lờiXóa
  9. CHUC BAN VA GIA DINH MOT MUA GIANG SINH VUI VE AN LANH HANH PHUC NHE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cám ơn chị Nhã My, em đã nhận được tập thơ chị gửi tặng qua bác Noilieu rồi ạ. Cám ơn chị nhiều lắm, chúc chị một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới an lành, hạnh phúc.

      Xóa
  10. CHUC BAN VA GIA DINH MOT MUA GIANG SINH VUI VE AN LANH HANH PHUC NHE

    Trả lờiXóa
  11. Nhiều chuyện chị viết thì em mới biết chị ạ! đúng là mỗi nơi phong tục mỗi kha1cva2 ở đâu thì theo phong tục nơi đó chị nhỉ?
    Em chúc chị một mùa Giáng sinh thật ấm áp và vui vẻ chị nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc em cùng gia đình vui , khỏe và hạnh phúc nhé. Chị daọ này bận quá nên chỉ lướt thăm mọi nhà, ít để lại còm,thông cảm chị nhé.

      Xóa
  12. Em được biết thêm ý nghĩa một ngày lễ.
    Đúng là mỗi nơi có một phong tục khác nhau chị nhỉ. Nước mình không ăn cá chép với những người theo Đạo Phật, Câu chuyện dài chắc chị cũng biết rồi.
    Nhân dịp Giáng sinh, chúc chị vui vẻ bên con cháu nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cũng mong em có một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới an lành, hạnh phúc, HL à.

      Xóa