Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Khi họ “phải lòng nhau”

Tôi có ý tưởng viết bài theo chủ đề này đã lâu mà chưa có lúc nào có hứng, bỗng nhiên hôm nay lướt nét, thấy có bài viết đúng chủ đề này.Khi đọc bài tôi cứ tưởng đấy là của một người …lục tuần, nhưng thực ra, tác giả bài viết là một bạn nữ trẻ khá nổi tiếng.
Xin trích dẫn một câu khá hay trong bài :…. “Tất cả chúng ta đều biết, càng già đi, càng khó phải lòng một người nào đó. Xã hội càng phồn hoa, càng khó phải lòng một người nào đó. Bạn bè càng nhiều, càng khó phải lòng một người nào đó. Nên nếu thật sự có thể, hãy trân trọng điều ấy!”
Rất đúng, thấy từ những người xung quanh, cuộc sống xung quanh , cái hiện tượng gọi là “ phải lòng nhau” sao bây giờ hiếm hoi thế. ‘ Phải lòng nhau” có phải là yêu nhau không? Và khi “ phải lòng nhau” rồi, có chắc chắn sẽ đi đến hôn nhân không? Ở lứa tuổi nào và hoàn cảnh nào thì hai người đàn ông, đàn bà dễ phải lòng nhau? Tôi muốn khám phá cái điều bí ẩn này.
Có kẻ muốn tiền, thật nhiều tiền, và lao vào cuộc kiếm tiền bằng mọi giá, nhưng cũng có người cho rằng tiền không phải là tất cả, tiền nhiều khi còn là nguyên nhân làm con người đảo điên, làm cho xã hội nháo nhào. Có kẻ tham vọng quyền lực, và thường thì tham vọng quyền lực gắn liền với tham vọng tiền bạc. Khi có tiền nhiều, chẳng hạn, một doanh nhân thành đạt, lúc bấy giờ anh ta thấy tiền là vô nghĩa nếu việc kiếm tiền không biến anh ta thành kẻ có quyền lực, để được xã hội trọng vọng, để tiếng nói của anh ta khiến nhiều kẻ phải run sợ mà tuân hành. Nhưng cũng có kẻ khởi đầu sự nghiệp bằng leo dần lên vị trí quyền lực, rồi từ “ quyền sinh quyền sát” đó mà vơ vét của cải xã hội vào túi mình. Những hiện tượng này bây giờ là quá thường, chỉ cần bạn mở báo mạng ra đọc, tra mấy chữ trên Google là có danh sách dài để mà đọc. Nhưng cũng có rất nhiều con người trên mặt đất này, niềm mơ ước của họ chỉ là một mái nhà yên ấm và bữa cơm no hàng ngày, bạn có tin không? Nhưng tựu chung một kết luận:Cuộc sống bề bộn, con người luôn muốn tìm cho mình nơi ẩn nấp, tìm chốn thăng bằng bình yên. Và chốn thăng bằng bình yên đó không thể ở Tiền và Quyền lực, đó là điều chắc chắn. Vậy thì nó nằm ở đâu? Nó nằm trong tư duy và tiềm thức, trong tình cảm, tâm hồn mỗi con người, và chính sự bình yên ấy đem đến ham muốn yêu đương, dẫn tới sự “phải lòng nhau”.
Hàng ngàn cuốn tiểu thuyết, cuốn sách viết về tình yêu với đủ kiểu định nghĩa. Vậy có ai lý giải được hiện tượng một người đàn ông giàu có, vợ con yên ấm, bỗng dưng nổi chứng say mê một cô bé mồ côi 20 tuổi, để rồi bỏ nhà ra đi lang thang cùng trời cuối đất với cô bé ấy? Rồi một nhà văn rất nổi tiếng, say mê cô thư kí trẻ, để rồi khi chết đi, tác phẩm bất hủ của ông  được đề tặng cho cô với toàn bộ số tiền nhuận bút khổng lồ, chứ không phải cho vợ con ông. Cũng vậy thôi, mối tình Chí Phèo- Thị Nở không chỉ có trong văn học, mà nó đã trở thành hiện tượng ở lớp người nghèo khổ nhưng tràn trề tình cảm lứa đôi, cái mà các cụ gọi là : “Họ phải lòng nhau”. Vậy là theo tôi, nếu gạt bỏ yếu tố vật chất trong các mối quan hệ / lợi dụng thể xác để kiếm tiền của đối tượng, lợi dụng tình cảm của bên kia để thỏa mãn bản thân…/ việc yêu đương say đắm bất chấp dư luận xã hội, bất chấp hoàn cảnh của đôi bên, được gọi là “ Phải lòng nhau”
Song, cuộc sống càng đa dạng, quan hệ càng phức tạp, và khi tuổi càng cao, người ta càng khó phải lòng nhau hơn. Dù muốn hay không, họ cũng phải nghĩ tới tương lai lâu dài cho bản thân và con cháu, tới danh dự cá nhân và gia đình, và chính cái điều “ nghĩ” này là rào cản không cho hai người khác giới đi đến với nhau một cách thực chất, nghĩa là, ngăn họ “phải lòng nhau”. Hiện tượng ngoại tình ngày càng nhiều, hiện tượng ông ăn chả bà ăn nem cũng lắm, nhưng, họ ngậm bồ hòn làm ngọt, và gọi đó là việc “ ăn bánh trả tiền”, vậy nên yên tâm để gia đình vẫn tồn tại dưới vỏ hạnh phúc. Có cô bạn còn trẻ, chồng trăng hoa, nhưng vì cô đang có vị trí vững chắc trong hệ thống, sợ mang tai mang tiếng, nên cô mặc cho chồng “ ăn bánh trả tiền”, rồi tự nhủ thầm: “Miễn là anh ta đừng có say mê đối tượng, nghĩa là, đừng có phải lòng nhau là được”. Ôi, thật khó hiểu tại sao người ta lý giải cùng một hiện tượng bằng những cách khác nhau, phải chăng để che dấu nỗi đau của người có chồng hoặc vợ “ phải lòng” kẻ khác.
Lại nói đến lứa tuổi. Đúng là càng già, càng khó phải lòng nhau. Khi còn trẻ trung, chỉ một ánh mắt nhìn, một sự chăm sóc trìu mến cũng làm ta rung động. Bởi thế mới có từ “ ngộ nhận” để rồi chỉ sau đêm tân hôn chẳng bao lâu, nhiều cặp đôi tan vỡ. Cố gắng níu kéo lắm cũng được đôi ba năm, hoặc chịu đựng, nhẫn nại nữa thì được đôi chục năm, nhưng đến một thời điểm, tấm lòng vị tha cũng chẳng còn chỗ chứa, nắp bật tung lên, và, hoặc là tặc lưỡi, đi tìm phở vì chán cơm, hoặc là đưa nhau ra tòa. Những người đã từng bị tan vỡ một lần trong đời, càng khó mà dụ trái tim mình rung động để phải lòng thêm lần nữa, như “con chim bị thương sợ cành cây cong” vậy. Bởi thế cho nên hiện tượng “phải lòng” càng hiếm khi xảy ra, nhất là với đàn bà, vì đàn bà khó tha thứ, khó chấp nhận hơn đàn ông, vì đàn bà có trí nhớ tốt hơn đàn ông về những chuyện cỏn con đời thường, và vì đàn bà là phải yếu, nếu có “phải lòng” ai thì hy sinh hết mình, còn không thì họ biết cách tránh xa để khỏi rơi vào cạm bẫy. Nhưng thú thật, tôi rất kính trọng những ai “phải lòng” thực sự, bất kể đàn ông đàn bà, vì khó lắm chứ đâu có dễ mà “phải lòng” được. Chẳng thế mà khi xem bộ phim “ Những chiếc cầu ở Medison” Bridges of Medison”  do hai diễn viên nổi tiếng  Clint Eastwood  và Meryl Streep đóng, tôi thấy cảm động và khâm phục họ vô cùng, thật đấy các bạn ạ.

10 nhận xét:

  1. Hi, một vấn đề nan giải mà chưa bao giờ mình nghĩ đến . Nhưng cũng muốn được... phải lòng ai đó , ha ha...
    Đùa cho vui thôi NC à.
    Chúc em vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cung rua chi a, cho mai 15 nam nay ma chang gap nguoi de phai long hehe

      Xóa
  2. Em đã nêu một vđ khá nhạy cảm! Chị cũng nghĩ khi hai người phải lòng nhau thì không gì ngăn cản được họ đến với nhau! Có điều phải ứng sử thế nào tùy họ thôi. Thường người ta không muốn bỏ đi những gì đã nhiều công vun đắp. Cho nên tốt nhất là giữ lấy những tình cảm mới nảy nở sao cho trong sáng và đẹp! Nhưng cũng khó lắm a!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. May hom nay Blogspot lai co van de hay sao chi a, khong sao tra loi comment duoc, chan qua.
      Neu khong muon bo di nhung gi da nhieu cong vun dap, ma chi giu mai trong long tinh cam chan that cua minh, con nguoi song rat kho so, nhung dang tran trong , phai khong chi?

      Xóa
  3. "thú thật, tôi rất kính trọng những ai “phải lòng” thực sự, bất kể đàn ông đàn bà, vì khó lắm chứ đâu có dễ mà “phải lòng” được."
    Mình cũng rứa, rất khâm phục họ, Ví như ở 1 mối tình của "chàng trai" ... 54t, mê một nàng 58t, gia gia đình 2 bên phản đối nên chàng trai này mới dắt người yêu lên núi cao để sống và chàng ta ngày đêm vác đá làm 1 bực thang cao tới ....( cao lắm) để người iu đi lên xuống cho dễ dàng, và chàng ta chết khi đang làm đường cho vợ đi... Một mối tình bất duyệt!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, chuyen do moi that la vi dai. Su phai long chan thanh lam con nguoi say me mu quang nhung that dang qui, vi ho da dam song that voi minh, phai khong ban?

      Xóa
  4. Chị đã chuyển sang đây và có nhiều bài khá thú vị rồi! Em sẽ đọc sau, giờ em đi ngủ đã vì mai em phải dậy sớm để đi xa, về em sẽ lục lọi nhà chị tiếp.hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào em, lâu ngày ko thấy em xuât hiện trên Blog?

      Xóa
  5. Trường hợp chị em mình gặp nhau đây là gì nếu không "Phải lòng nhau "?
    Chúc chị một buổi tối an lành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi, đúng là chị em mình đang phải lòng nhau rồi, nhớ nhau hàng ngày là " phải lòng nhau" còn gì nữa HL nhỉ.

      Xóa