RƯỢU VANG BORDEAUX
Sau thời gian, dân Âu châu ca ngợi sự
thành công của người Tàu ở Âu châu, nay là lúc những thiện cảm của họ
bắt đầu đông lạnh.
Từng bước theo đà người Tàu xuất ngoại,
mua cơ sở làm ăn, người Âu châu lo sợ một ngày nào đó không xa, người
Tàu sẽ tràn ngập khắp nơi chiếm đoạt mất hết những quyền lợi chết sống
của họ.
Hiện tượng này đã thật sự trở thành nỗi
ám ảnh của Âu châu, nhứt là Pháp.
Thật vậy, từ ngày có một người Tàu giành
mua cho được một vườn nho sản xuất rượu nho thứ ngon ở Bourgogne với
cái giá vượt khỏi xa mọi ước tính của dân nhà vườn thì nỗi lo sợ mất mát
những di sản có giá trị văn hóa dân tộc càng thêm rõ nét. Tây nông dân suốt đời sống quanh quẩn với
vườn nho, hầm rượu, nay cơ ngơi từ bao đời nơi mình sanh sống bỗng lọt
vào tay chú Ba Tàu, không lo sợ sao được ?
Nông dân làm nho không chỉ là công nhân,
mà còn là lớp người nắm giữ cái hiểu biết về một nghề nghiệp mà không
phải nước nào cũng có. Họ chính là cái “biết làm”, được thừa nhận là di
sản phi vật chất trong văn hóa nhân loại. Là cái tự hào lớn của nước
Pháp.
Hơn nữa từ vài năm nay, rượu nho của Tây
chiếm thị trường mạnh mẽ nên Ba Tàu càng hăm hở mua cơ sở sản xuất rượu
nho để đưa hết về Tàu.
30
nhà làm rượu nho có tiếng
Đó là thực tế. Có khoảng 30 nhà sản xuất
rượu nho có tiếng hằng trăm năm nay đã hoặc sẽ bán cho Ba Tàu từ nay
cho tới cuối năm.
Đó là những nhà tài phiệt đỏ. Họ mua để
chuyển tài sản ra ngoài phòng khi hữu sự ?
Bình thường, thì đó là cách làm ăn, làm
giàu thêm vì sản phẩm sẽ đưa hết về Tàu thay vì phải nhập cảng như từ
trước giờ. Khi có biến cố, thì họ có sẵn cơ sở để đưa gia đình ra tỵ
nạn, sống qua ngày một cách êm ấm.
Biến cố làm cho giới nông dân và cả nông
gia Pháp hoang mang là lâu đài Gevrey-Chambertin, danh tiếng từ thế kỷ
thứ 12 cùng hai mẫu ruộng nho, sản xuất mỗi năm 12.000 chai rượi hảo
hạng, giá bán trên thị trường ở Pháp phải tính đến cả 100 euros/ chai,
đã được bán cho một doanh nhân Ba Tàu với giá 8 triệu euros.
Như vậy, sau khi “xâm nhập” vào lãnh địa
rượu Bordeaux, nay các tay tài phiệt đỏ bắt đầu bỏ vòi qua “tấn công”
vùng rượu Bourgogne bằng những khối tiền khổng lồ. Tay tài phiệt này là
chủ nhân nhiều sòng bạc ở Macao.
Hãng tin AFP cho biết là từ nay đến cuối
năm 2012, con số hãng rượu nho của Pháp bán cho Ba Tàu, sẽ lên đến con
số 30.
Vụ chuyển nhượng đầu tiên xảy ra vào năm
2008.
Lâu đài Latour-Laguens, một nhãn hiệu
rượu Bordeaux thượng hạng bị một tập đoàn “bất động sản” Ba Tàu mua lại.
Tiếp theo đó, là Hiệu Chenu Lafitte với những chai rượu bán ra trên thị
trường Ba Tàu lục địa với giá hàng chục ngàn đô-la lại cũng rơi vào tay
một nhà tài phiệt Tàu đỏ. Không đầy 4 năm sau, gần 20 nhãn hiệu
Bordeaux hơn 20 ruộng nho và cơ sở sản xuất đã lần lược rơi vào tay tài
phiệt Tàu đỏ.
Người làm chủ đến 5 lâu đài chuyên sản
xuất rượu nho Pháp là Chen Qu. Đây là một nhà tư bản trong ngành dầu
hỏa, bất động sản và công viên giải trí ở bên Tàu. Ngoài rượu đỏ, tài
phiệt Chen Qu còn mua thêm một nhãn hiệu Cognac mà lượng bán qua thị
trường Tàu đã tăng 22% trong năm qua. Hiện nay, chỉ còn Champagne là còn
nằm nguyên vẹn trong tay các nhóm doanh nghiệp hay gia đình lớn của
Pháp.
Nhưng với chánh sách thuế “ghét nhà
giàu” của TT Hollande không biết những nhà tư sản Pháp sẽ còn bám đất
quê hương được bao lâu nữa để còn gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc ?
Hiện tượng tài phiệt Tàu đỏ đầu tư ồ ạt
vào rượu Pháp không phải là đơn lẻ. Các tay triệu phú Hoa Lục đang tìm
cách xâm nhập vào guồng máy kinh tế, kỹ nghệ tây phương.
Bên cạnh lý do thuần túy thương mại,
hiện tượng này bùng ra trong bối cảnh có phong trào người giàu có tại
Hoa lục chạy ra nước ngoài sinh sống. Theo một kết quả thăm dò thì ít
nhất 60% thành phần này không muốn ở lại xứ Tàu của họ.
Vì sao họ lại muốn rời bỏ sớm một chế độ
cho phép họ kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng ?
Câu trả lời là tương lai con cái, muốn
được hưởng một nền giáo dục nhân bản, khai phóng, một xã hội lành mạnh.
Họ chạy qua Úc, Mỹ và Tây Âu.
Một lý do sâu xa khác là những kẻ nằm
trong thượng tầng xã hội thấy rõ là tương lai của chính họ rất bấp bênh.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không thể tăng bất tận. Nghiêm trọng hơn, đó
là một xã hội không có luật pháp. Ngày mai không có gì bảo đảm.
Hôm qua còn ngất ngưỡng trên đỉnh cao
quyền lực, giàu sang, hôm nay đột nhiên tán gia bại sản, người lần lượt
vào tù hay mất tích vẫn là chuyện bình thường xảy ra.
Công ty độc lập buôn bán rượu nho Diva
Bordeaux vừa nhượng cho thương nhân Tàu 70 % vốn. Đây là lần đầu tiên,
Công ty thực phẩm nông sản Bright Food của Tàu cấm dùi ở vùng Bordeaux.
Diva Bordeaux bán lại phần vốn của mình để liên doanh với Tàu.
Giới doanh thương Pháp trong ngành rượu
nhìn thấy thị trường Tàu là một thị trường mới và đang phát triển mạnh.
Công ty Diva Bordeaux thực hiện thương
vụ 33 triêu euros mà hết 92% nhằm xuất cảng qua Tàu.
Tây
vẫn là tay bợm đứng nhứt toàn hành tinh
Theo kết quả nghiên cứu cho Hội chợ
triển lãm Vinexpo ở Hồng kông hồi tháng 5/2012, Huê kỳ là quốc gia tiêu
thụ rượu nho nhiều nhứt thế giới trong năm 2011 tính theo lượng uống vào
là 311,3 triệu két, loại 9 lít.
Thành tích này đã đẩy lùi Tây và Ý rất
xa tuy là hai nước sản xuất rượu lâu đời và nhiều, dân cũng là những tay
bợm nổi tiếng từ lâu đời. Nhưng Huê kỳ dân số đông hơn 2 nước Âu châu.
Nếu tính số lượng tiêu thụ cá nhân hằng
năm thì Huê kỳ tiêu thụ 12 lít / người, thua Tây xa vì Tây dẫn đầu dân
lưu linh toàn hành tinh, mỗi người uống 54 lít / năm, kế đó là Ý, 53
lít. Về mặt thương mãi, thị trường rượu ở Huê
kỳ vẫn lớn. Tại châu Á, Tàu cũng đang “tiến nhanh”. Năm 2010, Tàu đứng
hàng 20 thế giới về lượng rượu tiêu thụ.
Riêng Hồng Kông – nơi chuyển rượu nho ở
châu Á – đứng đầu về mức tiêu thụ theo đầu người hàng năm.
Nhìn chung, theo bản nghiên cứu, thị
trường rượu nho thế giới đã tăng 9%, tính theo giá trị tài chính, và sẽ
tăng lên theo cùng tỷ lệ trong những năm tới đây để đạt 175,5 tỷ đô la
năm 2015.
Trong các loại rượu được ưa chuộng nhất
trên thị trường quốc tế, đứng đầu vẫn là rượu Pháp, từ các vùng
Bordeaux, Bourgogne hay Champagne…
Trên bình diện sản xuất, dĩ nhiên Pháp,
Ý, Tây Ban Nha, đứng đầu bảng, chiếm 50% sản lượng thế giới, theo sau là
Hoa Kỳ. Nhưng Tàu cũng đang vươn lên, lọt vào bảng “Top 10 ” thế giới,
với triển vọng chiếm hàng thứ 6 vào năm 2015.
Một thương nhân Ba Tàu đã mở một cửa
hàng trên lối đi Allées de Tourny ở Bordeaux.
Và đây là một nguời Tàu đầu tiên mua
ruộng nho ở Bourgogne, cách Paris lối 400km về phía Đông Nam, trên hướng
đi về Lyon.
Anh Tàu tên Shi Yi, 28 tuổi, vừa mua 2
mẫu vườn nho ở Nuits-Saint-Georges và Vosne-Romanée của ông Pascal
Chevigny. Ông Pascal Chevigny và Shi Yi gặp nhau năm 2010 khi Sgi Yi
theo học Masters chuyên môn về nghề bán rượu nho và rượu mạnh ở Dijon.
Ngày nay hai người hợp tác nhau làm ăn. Shi Yi lo về buôn bán, còn
Pascal Chevigny lo ruộng nho, trồng nho, hái nho, làm rượu…. Họ đã gởi
về Thượng hải 2 containers sản phẩm của họ.
Ngoài số nho tại vườn, họ còn mua nho ở
nơi khác đem về làm rượu, sản xuất với nhản hiệu của họ.
Hiện nay, trên thị trường tại Paris, một
chai Nuits-Saint-Geroges bán với giá là 26 euros.
Anh Tàu Jinshan Zhang, 48 tuổi, không
biết tiếng Tây, cũng không biết tiếng Anh, vừa mua một cơ ngơi 170 mẫu
với 59 mẫu trồng nho làm rượu ở vùng Bordeaux. Một ngôi nhà lộng lẫy tọa
lạc trên sở đất vườn nho với cây trồng dọc lối đi, giữa ruộng nho ngút
ngàn thẳng tắp.
Rượu
của nhà Moueys thật ra không nổi tiếng vì mỗi chai chỉ bán lời 9 euros
trên thị trường nội địa. Nhưng anh Ba Tàu Jinshan Zhang nhắm thêm vào
ngành du lịch liên hệ tới rượu. Mỗi năm có không dưới 10.000 dân Tàu tới
Pháp xem rượu, thử rượu và mua đem về xứ. Anh Jinshan Zhang sẽ bán về
Tàu 90 % sản phẩm của anh.
Người Tàu tới Pháp làm ăn chưa gây ra
những chuyện phiền phức làm khó chịu dân địa phương như dân gốc Phi châu
phá phách, làm mất vệ sinh công cộng. Nhưng họ có những mục tiêu riêng
của họ mà người Pháp sẽ thật sự thấm thía trong những ngày tới.
Mai
Trung Tín post
Loại rượu này mình rất thích!
Trả lờiXóaMưu Tàu thâm, võ tàu hiểm, mộng bá chủ toàn cầu của Ba Tàu cha truyền con nối mà!
Mình biết làm rượu này từ nho đấy. Chẳng riêng gì Pháp có rượu vang ngon đâu, vang của Bul cũng rất ngon, vì nho Bul nổi tiếng châu Âu. Chỉ có điều, người ta chuộng vang Pháp vì họ làm quảng cáo tốt, thương hiệu lâu đời thôi.
Xóa