·
Thế
rồi ngày đó
cũng tới.Để gây ấn tượng, tôi mặc bộ quần áo nghiêm chỉnh nhất, sơmi
trắng,cổ
kéo cao cứ như các bà mệnh phụ, tóc chải bồng lên, xịt một chút gôm, một
chút
nước hoa loại đắt tiền của Etste Lauder con trai mua cho, tay ôm một
chiếc cặp
rất xịn. Tôi cầm thêm chiếc ví nhỏ xíu da nai, đi đôi giày cao gót cùng
màu
hiệu Eko sang trọng.Tôi muốn thể hiện rằng, cho dù có những công dân VN ở
đây phạm
tội, nhưng cũng có những người như tôi, đàng hoàng, học thức, và chắc
chắn sẽ
không để ai bắt nạt được. Thầm nghĩ, biết đâu lại là loại tội phạm nguy
hiểm,
mình buộc phải phiên dịch cho hắn, phải chứng tỏ mình là người không
liên quan
gì đến cái thế giới ngầm của hắn, không để bọn cảnh sát nghĩ rằng mình
với hắn
có những ràng buộc gì cả. Nếu cần thiết, mình sẽ đấu tranh cho hắn, giúp
hắn
cung khai, nhưng nhất thiết không để nhà chức trách Bungari nghĩ rằng
người VN
ở đây toàn loại đầu đường xó chợ hay băng đảng Mafia. Sau khi đỗ xe vào
nơi qui
định, tôi ngẩng cao đầu bước vào con đường dẫn đến Tòa án Thành phố. Ở
châu Âu,
các ngôi nhà được dùng vào việc xử án bao giờ cũng rất đồ sộ, trang
nghiêm,
ngoài trạm gác ngay lối cổng, ngăn không cho xe cá nhân vào/ chỉ mở cho
các vị quan trọng của Tòa hoặc khi cần thiết/, sau đó là hai cánh cửa
cao
khoảng 3,5m, rộng phải tới 2m một cánh, bằng gỗ gì chẳng rõ hay bằng sắt
nhưng
có hoa văn rất đẹp. Ngay cạnh cửa là một viên cảnh sát đứng, hỏi giấy tờ
tùy
thân, rồi cho đi qua máy soi hành lí như ở trên sân bay. Tôi phải lần
lượt tháo
hết mọi thứ trên người cho họ kiểm tra, cả chiếc túi đeo vai nhỏ xíu
cũng bị
lục soát. Sau cánh cửa này là một tiền sảnh rộng, rất đông người đứng
đó, chắc
họ cũng như tôi, phải gọi điện chờ người tới dẫn lên phòng xử án. Rốt
cục rồi cũng
xuất hiện một người đàn bà to béo, tới gọi tên tôi. Bà ta nhìn tôi từ
đầu đến
chân, rồi chẳng nói chẳng rằng, ra hiệu cho tôi đi theo .Bà ta trông
hiền từ,
chắc cũng sắp tới tuổi về hưu sau suốt cuộc đời làm nghề thư kí của Tòa
án,
chứng kiến biết bao kiểu đau khổ và sung sướng của các thân phận sau
tiếng búa
gõ của vị Quan tòa.
Tôi
đưa mắt nhìn
khắp lượt, từ vị quan tòa, bà thẩm phán, bà công tố viên cho tới ông
luật sư…tất
cả đổ dồn mắt về phía chúng tôi.Rất nhanh, tôi hiểu ra đây là cơ hội của
hắn.
Tôi nhún vai, nhìn thẳng vào vị quan tòa, nói rất khẽ đủ để hắn nghe
thấy : “
Chỉ cần cậu mấp máy mồm thôi cũng được”. Thế rồi tôi bắt đầu nói bằng
tiếng
Bun, kể lại thứ tự các điều xảy ra, cứ như tôi chính là hắn.Tôi chỉ có
đúng 10
phút đọc hồ sơ của hắn trước khi bắt đầu phiên tòa, cộng với lời trình
bày của
ông luật sư trước tòa cách đấy vài phút,không hiểu điều gì đã thôi thúc làm tôi nhớ được tất cả, và đã kể lại
vanh vách
mọi chuyện cứ như tôi là người trong cuộc. Chỉ khác một điều, đôi khi
tôi phải
dừng lại,cứ như chờ hắn thốt lên được thêm vài lời để rồi dịch tiếp. Còn
hắn,
cái thân phận bé nhỏ, cô đơn kia cứ cúi gầm đầu xuống, lí nhí cái gì
trong cổ
họng mà kể cả tôi đứng sát cạnh hắn cũng chẳng hiểu hắn thốt lên cái gì.
Nhưng
dù sao thì chúng tôi cũng đã thành công trong các vai của mình.Tôi nói
thay
hắn, rằng không hề quen biết người đàn ông bị mất của, rằng bị bắt giữ
rất oan
trái, rằng hắn đi làm ở các công trường lưu động, không hề có nhu cầu
tới các
đồ dùng kia,rằng hắn có 1 con nhỏ chưa đầy 3 tuổi ở Varna, cách Thủ đô
gần
500km, với 1 cô gái Bungari/ điều này thì hắn vừa kịp nói với tôi cách
đây vài
phút/, không hôn thú nhưng có giấy chứng sinh là con hắn. Cái điều cuối
cùng
này đã cứu hắn/ tôi thầm nghĩ/, rồi tôi kể lể về đứa con của hắn, rằng
vợ hắn
nghèo, đang thất nghiệp, hai mẹ con chỉ trông chờ vào những đồng lương
của hắn,
rằng hắn ở tù vô tội đã 8 tháng rồi, không có liên lạc gì được với vợ
con, lo
lắng vợ con bơ vơ không ai giúp đỡ v..v. Lúc này, tôi nhận thấy thái độ
của các
vị trong phiên tòa gần như thay đổi hoàn toàn. Bắt đầu là sự ghẻ lạnh,
khinh
bỉ, dần dần họ trở lên quan tâm,thân thiện hơn. Vị quan tòa ngắt lời tôi
mấy
lần khi nghe nói điều này, ông ta hỏi địa chỉ vợ hắn, số điện thoại để
liên
lạc, rồi hỏi hắn tại sao hắn không có giấy tờ tùy thân? Tôi quay lại
phía hắn,
dịch từng chữ cho hắn nghe. Thì ra, hắn thuộc diện công nhân sang Bun
xuất khẩu
lao động giai đoạn 1980-1990. Sau khi
hết hạn hợp đồng, biết là có trở về VN cũng chẳng kiếm đủ nuôi thân nên
hắn đã
quyết định ở lại. Nếu hắn như những người Việt nam khác khi hết hạn hợp
đồng
lao động,ngay lập tức có thể mở công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc kí tiếp
hợp
đồng lao động với những công ty xây dựng khác, hợp pháp hóa việc định
cư…,nhưng
hắn đã bỏ qua việc này bằng một cái chặc lưỡi, mặc kệ, được đâu hay đó,
kiếm
được đồng nào vui vẻ bạn bè, gái gú, rượu chè vui chơi. Rồi thời gian
trôi qua,
khi mà tên hắn đã bị xóa khỏi danh sách đội ngũ xuất khẩu lao động, hắn
chẳng
còn chỗ nào mà bấu víu nữa. Hai chục năm sống trên đất khách quê người,
hắn
chẳng nói nổi 1 câu tiếng Bun cho đúng ngữ pháp.Tuổi thanh niên của hắn
cũng
trôi đi trên các công trường xây dựng, bữa đói bữa no, lúc vui lúc buồn,
bạn bè
chỉ có vài thằng đồng hương cùng cảnh ngộ. Đi làm chui, không hợp đồng
lao động,
không trả thuế thu nhập, không trả bảo hiểm…hắn chẳng có tên ở đâu cả,
vì thế
mà Vụ ngoại kiều Bungari không thể cấp cho hắn giấy tờ tùy thân. Khi sự
việc
trên xảy ra, hắn đang làm cho 1 công trường cùng anh bạn người Thổ nhĩ
kì,
nhưng anh ta có hợp đồng lao động, có giấy chứng minh thư, lại không có
bằng
cớ,tang chứng về vụ trấn lột, cảnh sát không có quyền giữ anh ta quá 72
giờ
trong trại giam. Còn hắn, kể cả muốn thả hắn ra, họ cũng không thả được,
vì họ
buộc phải giữ hắn, vì vụ trấn lột xảy ra phải có kẻ phạm tội. Mà tội của
hắn là
gì? Khi bắt hắn, họ chỉ tìm thấy một
quyển hộ chiếu Việt nam duy nhất trong người, mà tại đất nước này nó chỉ
có giá
trị chứng minh hắn là một công dân Việt nam mà không chứng minh được sự
tồn tại
hợp pháp của hắn. Đó chính là điều phạm luật thứ nhất. Rồi phiên tòa kết
thúc
với một kết luận: Hắn phải đem trình các giấy tờ liên quan đến vợ con,
hắn phải
mời vị giám đốc công ty nơi hắn đang làm việc đến nhận dạng, phải trình
các hợp
đồng lao động /nếu có/,rồi sau đó họ mới xem xét về tội trạng của hắn,
tất
nhiên, cũng như đối với tên người Thổ, cảnh sát chẳng thu được bất kì
tang chứng gì
liên quan đến vụ trấn lột.
·
Suốt
thời gian
gần 1tiếng đồng hồ, sau khi đã lấy lại được bình tĩnh,tôi nói không
nghỉ, kể
lại tất cả những điều trên với một thái độ hết sức thành thật .Cả phiên
tòa
lắng nghe tôi trình bầy, họ quên mất rằng kẻ bị cáo là hắn chứ không
phải tôi,
đôi lúc, tôi trả lời họ ngay mà chẳng thèm quay sang hắn để nghe hắn
nói, vậy
mà họ cũng lờ đi, chẳng có ý kiến gì. Khi ông quan tòa gõ búa tuyên bố
phiên
tòa kết thúc, xác định ngày của phiên tòa tiếp theo, tôi thấy tất cả
hình như
thở phào, mặc dù chẳng đi tới một kết luận gì.Trước khi cho tay vào còng
số 8
cho tên cảnh sát đưa trở lại trại giam, hắn quay sang tôi, nói lí nhí
mấy lời
cám ơn, dúi vào tay tôi một mẩu giấy bẩn thỉu xé từ góc báo, ghi một số
điện
thoại và tên một người bạn của hắn. Tôi buột miệng hỏi : “ Cậu có cần
tiền
không?” Hắn dạ rất khẽ, bảo rằng ở đó có thể mua cafe trên máy tự động
bằng
tiền xu. Tôi vội vã lần ví dốc hết các đồng xu dúi vào tay hắn, nhưng
ngay lập
tức tên cảnh sát khoát tay ra hiệu không được phép, rồi lôi hắn ra khỏi
căn
phòng. Phiên tòa thứ nhất kết thúc ở đây.Suốt chặng đường về nhà tôi suy
nghĩ
miên man, trong tôi tình cảm vừa thương ,vừa giận lẫn lộn. Thương vì hắn
quá
khổ, quá kém cỏi và ngu dốt, thật đáng tội nghiệp. Giận vì cả một cơ chế
bộ máy
nhà nước quan liêu, công kềnh, chỉ có vậy mà một lũ các quan chức
bỏ cả nửa ngày ra để xét xử, rồi cũng chẳng đi tới một kết luận gì.
·
Tôi đã làm tròn nhiệm vụ người phiên dịch sau
4 phiên xử án. Những phiên tiếp theo cũng vẫn ngần đó nhân vật, thậm
chí, họ
còn gọi thêm khoảng 5-7 nhân chứng nữa
cho có đủ dữ kiện về các kết luận của mình. Đó là ông giám đốc
công ty
nơi bị cáo đang làm “ chui”, không hợp đồng, không bảo hiểm. Ông ta cũng
phải
chịu một án phạt vì tội này. Đó là ông gác cổng công trường, làm chứng
cho hắn
rằng thời gian xảy ra vụ việc trấn lột, hắn đang có mặt tại nơi làm
việc, đó là
một cô gái Bungari, nhỏ thó, mặt rất xinh nhưng cằn cỗi như hắn, mang
theo một
thằng bé cũng còi cọc như thế, tóc đen, mắt đen, da cũng đen, chẳng có
một chút
gì thể hiện rằng mẹ nó là người châu Âu, ngoài mỗi cái mũi rất thẳng và
cao.
Tất cả mọi người, bối rối, ngán ngẩm nhìn hắn, nhìn nhau… và , phiên tòa
thứ 4 kết
thúc với tiếng búa gõ cạch của viên quan tòa, kết luận hắn vô tội trong
vụ trấn
lột, nhưng vì hắn không có
đủ các giấy tờ hợp lệ như thẻ
căn cước, giấy kết hôn nên hắn được thả ra với một khoản tiền nộp phạt
500 leva.
Chính người bạn đồng hương có số điện thoại trong cái mẩu giấy báo bẩn
thỉu hắn
đưa cho tôi đã giúp hắn số tiền trên, kết thúc10 tháng 21 ngày tù tội vô
lí. Khi nghe tôi thông báo điều này, anh ta rối rít vui mừng, vội vã đến tìm
tôi, nghe tôi dặn dò cách thức gặp ông luật sư để làm các thủ tục xuất
tù cho
hắn.
Bây giờ đã
gần 4 năm trôi qua kể từ ngày xảy
ra vụ án kể trên, đôi khi hắn vẫn gọi điện cho tôi, rất thật thà kể lại
dăm
điều về cuộc sống hiện tại của hắn. Lần nào nghe điện, câu hỏi của tôi
cũng là:
“Cậu đã làm xong giấy tờ tùy thân chưa?” , và câu trả lời của hắn vẫn
không
thay đổi: “ Chưa chị ạ”, rồi bắt đầu kể lể các khó khăn, phức tạp, rắc
rối về
thủ tục hành chính của nước Bun, than phiền về công ăn việc làm…
Mọi chuyện
có khởi đầu thì cũng phải có kết
thúc, cho dù là hay, dở gì thì rốt cục, mọi tấn trò đời đều có phút hạ
màn. Bài
học lớn nhất cho những ai muốn kiếm sống nơi đất khách quê người là phải
có đủ
kiến thức hiểu biết về luật pháp. Để tồn tại, không đơn giản chỉ biết có
lao
động. Hắn lao động, hắn không ăn cắp ăn trộm của ai cái gì, và như vậy
là hắn có
quyền tồn tại. Nhưng, sự tồn tại của hắn không được xã hội xung quanh
thừa
nhận, hắn không chứng minh được : HẮN LÀ AI? Điều thứ hai: Hậu quả của
sự thiếu
hiểu biết cộng với thói quen cẩu thả của những con người không có học
hành tới
nơi tới chốn, nếp sống “ nước chảy bèo trôi”, tặc lưỡi cho qua ngày, đã
cho hắn một bài học đích đáng. Hơn mười tháng tù giam, không được liên
lạc với
bất kì ai, đói khát và bị khinh rẻ, với một tội duy nhất là do hắn đã
không
biết tự vệ chính mình. Và cứ thế..... hắn
tiếp tục sống cho tới hôm nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét