“Trong
vạn người quen, có mấy người thân
Đến
lúc lìa trần, có mấy người đưa”….
Năm
1974- tháng 5
Ngày đầu
tiên đi thực tập ở Bộ cơ khí luyện kim. Đứng
trước cửa phòng làm việc của anh, sau khi người thường trực cơ quan gọi :
-Anh Th. , anh có khách
Tôi rón
rén bước vào, rón rén nhìn, và tim bỗng giật
nảy lên, đứng sững lại khi nhìn thấy trên bàn làm việc của anh bức hình
tôi.
Đúng rồi, đúng là bức hình tôi, đang đứng trong thư viện nhà trường, tay
cầm cuốn
sách. Nhưng đây là hình cắt ra từ báo,
được đặt ngay ngắn trong một khung kính, và, đặt ngay trên bàn làm việc
của
anh. Tôi không quen anh, thậm chí không biết cả tên anh cho đến thời
điểm này.
Một
người đàn ông, áng chừng hơn tôi khoảng 5-7 tuổi,
lùn, nhỏ người,bước ra cửa đón tôi. Anh tự giới thiệu, giọng hơi khàn
khàn, rồi
nói rất nhanh:
-
Em là
Ng.Th., sinh viên khoa Toán KT năm
thứ 4, đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp, học sinh của thày L, thày
Th, bạn
anh.
Tôi sợ quá, chưa biết
phản ứng thế nào, thì anh nói
tiếp:
-
Vào
đi, đừng sợ, anh không ăn thịt ai
đâu, anh sẽ giúp em các số liệu để viết luận văn.
Thế là
tôi quen anh từ đó, nhưng mãi về sau tôi mới
dám hỏi:” Tại sao anh có tấm ảnh của em, tại sao anh đặt nó trên bàn làm
việc của
anh…” Anh bảo: “ Vì anh thấy trên báo, báo viết về em, anh thích, cắt ra
và đem
cho vào khung, thế thôi.”
Và cũng chính từ tấm
ảnh đó mà anh biết tôi, xin tôi
về cơ quan anh thực tập. Chúng tôi trở thành bạn của nhau từ ngày đó.
Hồi ấy,anh
đi chiếc xe đạp Đức gần như mới toanh, còn tôi, đi chiếc xe Sterlin của
bố, cao
cồng kềnh, cũ rích. Lần nào anh cũng tiễn tôi về, cho dù nhà tôi cách cơ
quan
anh chỉ 2 con phố.
Năm
1980-tháng 10
Tôi có
mang đứa con trai đầu lòng. Anh đến thăm tôi,
không, anh ghé qua chỗ vợ chồng chúng tôi thì đúng hơn, vì anh luôn luôn
vội.
Anh vẫn thế, chưa vợ, lúc nào cũng nói nhanh, giọng khàn khàn. Anh ngắm
tôi bụng
chửa vượt mặt, ngồi trước chiếc máy khâu, may thêm đồ hàng chợ kiếm chút
tiền
cho cuộc sinh nở. Đường đường chính chính là một giảng viên Đại học,
nhưng
lương của tôi thời đó may chăng đủ nuôi chính miệng tôi. Anh bảo: “ Cậu
đẹp lắm,
tớ thích cậu như thế này”. Ôi, anh thật ngây thơ và hồn nhiên, anh nói
trước mặt
cả chồng tôi, anh không hề dấu chồng tôi tình cảm của mình, và hơn thế
nữa, anh
còn đang là “Sếp” của chồng tôi. Thật oái oăm. Chúng tôi cùng là bạn
học, sau
khi tốt nghiệp, nhà trường giữ tôi ở lại, còn chồng tôi ra
cơ quan ngoài, thế nào mà lại về đúng cơ
quan anh Th. Không sao, tôi với anh Th. có gì đâu ngoài tình cảm anh em.
Thế
nhưng, anh Th. không biết rằng chồng tôi là người có tính tình không
bình thường.
Chồng tôi sẽ nổi đóa lên sau khi tiễn anh về, sẽ căn vặn tôi đủ điều mà
nếu có
kể ra đây tôi sẽ phải rất xấu hổ. Hôm đó, khi anh Th. về rồi, lần đầu
tiên tôi
đứng trước gương ngắm mình, ngắm cái bụng to kềnh càng sắp tới ngày sinh
nở.
Mãi sau này, tôi mới hiểu được câu nói của anh. Thì ra, anh đang ước ao
có một
mái ấm gia đình, một người vợ, và đương nhiên, một đứa con. Khổ thân
anh, một
con người lúc nào cũng cười vui tếu táo, pha trò, đùa cợt với tất cả mọi
chuyện
trên đời, nhưng sâu thẳm bên trong, anh là một người cô đơn cùng cực.
Anh cô
đơn từ nhỏ, lặn lội một mình học hành lên người. Sau giải phóng miền
Nam, nghe
đâu anh có biết tin bố. Nhưng, tình cảm
cha con trong anh đã bị vùi dập bởi những định kiến xã hội lúc bấy giờ.
Anh
không được phép, vì nếu anh nhận bố, người bố đã di cư vào Nam năm 1954,
thì chắc
sự nghiệp bao năm anh vun đắp sẽ tiêu tan trong giây phút. Ai sẽ cho anh
vào Đảng,
ai sẽ đề bạt anh…và, là một người rất thông minh, anh hiểu rằng, cuộc
đời anh
còn ở phía trước.
Năm
1984-Tháng 9
Chồng
tôi đi làm về, dắt xe đạp thẳng vào nhà, rồi
tiếp theo là anh Th. Căn nhà của chúng tôi chỉ rộng 16m2, bao gồm cả
bếp, cả vệ
sinh, nên chỉ cần có thêm 1 người khách là đã chẳng biết đứng ngồi thế
nào. Bấy
giờ tôi đã có đứa con thứ 2, song mặc dù bận con nhỏ, tôi phấn đấu không
mệt mỏi.
Tôi vừa nuôi con, vừa học thi các môn tối thiểu để làm luận án phó tiến
sỹ, vừa
đi giảng đều đặn lại vừa hướng dẫn sinh viên thực tập. Hôm
nay, chúng tôi tổ chức ăn tươi, nhân dịp rằm Trung thu, và mời anh. Sau
khi cơm
nước xong, chồng tôi nói chuyện gì đó về việc phấn đấu vào Đảng . Tự
nhiên tôi
cảm thấy buồn, ngồi lảng ra xa cho 2 người trò chuyện. Bỗng anh Th. quay
sang
tôi, nhìn tôi chằm chằm, và hỏi:
-
Sao cậu buồn thế ?
Có chuyện gì vậy?
Anh Th.
thông minh, nhậy cảm vô cùng. Bao giờ anh
cũng đọc được ý nghĩ của người tiếp chuyện/ và có lẽ vì vậy mà tôi rất
quí anh/.
Tôi trả
lời: “ Nói chuyện phấn đấu vào Đảng nên em
buồn. Em luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, em cư xử tốt với mọi người,
em giảng
dạy tốt, được sinh viên và đồng nghiệp đánh giá rất cao, làm công tác
hướng dẫn
thực tập, đi tới đâu là để lại tiếng tốt cho bản thân, cho nhà trường,
vậy mà,
chi bộ nhận xét em là không chịu học hỏi Đảng viên, lùi kết nạp hết đợt
này đến
đợt khác. Anh bảo làm sao em không buồn.”
Anh nhìn
tôi chằm chằm, rồi đột nhiên, anh nói:
-
Tại
sao cậu muốn vào Đảng, và tại sao cậu
lại phải vào? Một gia đình một người là Đảng viên là đủ rồi. Biết đâu
sau này, ở
Vn xảy ra như ở Campuchia, ai sẽ là người nuôi các con?
Trời đất
ạ, anh đã thốt lên những điều mà chưa bao
giờ tôi nghĩ tới, và có thể, hàng triệu, hàng chục triệu người Vn lúc
bấy giờ /
có thể cả bây giờ/ không thể nghĩ và dám nói lên thành lời. Anh Th. như
thế đó,
anh đã tìm được ngôn từ để an ủi tôi lúc bấy giờ. Thế rồi, trong tôi đột
nhiên
có một điều gì thay đổi, tôi đã không là tôi ngày hôm trước, giờ trước,
phút
trước nữa.Tôi nhớ suốt đời câu nói của anh hôm ấy, tôi mang ơn anh vì
lời động
viên đó.
Năm
tháng qua đi, tôi đi làm nghiên cứu sinh nước
ngoài, anh ở lại, về một cơ quan Bộ làm Viện trưởng, sau đó nghe tin anh
lấy vợ
và có 1 con gái. Chưa kịp tìm đến để chúc mừng anh thì nghe tin anh mất
vì bệnh
hiểm nghèo. Tôi không biết tìm đâu ra địa chỉ của vợ con anh để tới thắp
hương
chia buồn, một phần vì đã đi xa quá lâu, một phần vì sâu thẳm trong tâm
hồn,
tôi sợ hãi. Hình như tôi cũng có lỗi, một cái lỗi không thế diến tả bằng
hành
vi, cử chỉ, một cái lỗi cho dù rất nhỏ, rất vô tình, chỉ như một giọt
nước, đã
làm đầy thêm bát nước cuộc đời ngắn ngủi và cô đơn của anh. Anh Th. ơi,
tha lỗi
cho em nhé, em vẫn chỉ là cô sinh viên ngày nào đứng trước cửa phòng làm
việc của
anh trên Bộ cơ khí luyện kim, thẹn thùng xấu hổ, cho dù đã gần 40 năm
trôi
qua./.
Chị viết chân thực mà cảm động quá chị à !
Trả lờiXóaChị nhất định sẽ tìm ra gia đình anh ấy! em tin như thế!
Những người tốt tại sao lại bất hạnh hả em?
Trả lờiXóaHình như đó là quy luật chị ạ.Ông trời muốn chia ưu ái cho đều hơn...
XóaChị thấy nhiều điều vô nghĩa, nhiều người vô tác dụng
Xóatrong cuộc đời này, nhưng không hiểu sao chúng cứ tồn tại và phát triển, còn những người ưu tú, những điều đẹp đẽ thì bị thui chột đi hàng ngày.
Những người tốt luôn nhận phần thiệt thòi về mình chị ạ!
Trả lờiXóaĐúng thế em ạ.
Xóa